ÉN LIỆNG TRUÔNG MÂY - TẬP 1 - Trang 253

Bạch Mai chen vào:

- Phong huynh kể làm đệ nhớ lại chuyện khai hoang lập đất của vùng

Cù lao Phố mà người Việt địa phương gọi là Giản Phố. Đúng là ở những
vùng đất mới, chợ rượu, quán rượu bao giờ cũng là nơi qui tụ đông đảo
những gã đàn ông tha phương đến mua vui sau những giờ làm việc vất vả.

- Bạch huynh đệ nói đúng. Đối với cánh đàn ông chúng tôi, nhất là với

những người tha phương lập nghiệp khai núi phá rừng, men cay của rượu
bao giờ cũng là chất liệu cần thiết để xua đi mệt nhọc, phiền muộn cũng
như niềm tưởng nhớ cố hương. Chợ rượu Phú Đa sống trở lại và phát triển
nhanh ở vùng đất mới này là vì vậy. Dần dà, cùng với đà phát triển của phủ
Quy Nhơn, nơi đây trở thành chốn tụ tập ăn chơi hưởng thụ của giới quan
quyền và thượng lưu giàu sang khắp vùng. Vì vậy chợ rượu thu hút gần
như tất cả các giai nhân, tài tử tứ phương cùng với nhiều loại danh tửu
trong thiên hạ. Xưa có rượu Tiên, nay thì có đệ nhất rượu đế Bầu Đá ngon
và nổi tiếng khắp phủ Quy Nhơn.

Hồng Liệt cười nói:

- Chỉ nghe Phong huynh mô tả khu chợ rượu không thôi cũng đủ làm

tôi say ngất rồi. Nhưng đó là chuyện thời nay. Đồ gàn, ngươi thử nói
chuyện rượu của cổ nhân cho mọi người nghe xem nào. Theo ngươi thì
rượu có từ bao giờ?

Văn Hiến hắng giọng một tiếng đáp:

- Tương truyền rượu có từ thời Phục Hy khi người dân trong một bộ

lạc Bách Việt tình cờ để trái cây lên men tạo thành một thứ nước uống như
rượu. Đến đời vua Thần Nông, ông dạy dân Bách Việt ta trồng lúa và ngũ
cốc rồi theo đó ủ ra men, chế thành rượu thì rượu mới hoàn chỉnh và trở
nên thông dụng trong sinh hoạt con người. Trong “Chiến Quốc sách” có
viết:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.