ÉN LIỆNG TRUÔNG MÂY - TẬP 1 - Trang 29

- Con đoán đúng. Trên thành chuông có ghi chuông nặng 3.285 cân.

Xem xong hai thầy trò sang phía bên kia cổng. Trọng Hào nhìn tấm

bia cao lớn ghi bài Minh của Chúa Phúc Chu bèn tò mò đọc. Xong quay ra
hỏi Võ Trụ:

- Thầy ơi, trong bài thơ có câu: “Đạo pháp vô vi chừ hòa đồng Nho

Phật”. Câu này nghĩa là gì ạ?

Võ Trụ giải thích:

- Chúa Minh Phúc Chu tu theo thiền phái Tào Động của Hòa thượng

Thạch Liêm. Ngài Thạch Liêm chủ trương việc hòa đồng tôn giáo cho nên
Chúa Minh cũng khuyến khích việc hòa đồng Nho, Thích, Lão ở nước ta.

Vừa lúc đó có một đôi thanh niên nam nữ từ ngoài bước vào. Hai

người ăn vận tuy đơn giản nhưng vẫn không giấu được vẻ quí phái. Người
thanh niên nét mặt phương phi, tướng mạo đường đường, hiên ngang.
Người thiếu nữ dường như đang mang thai, dáng dấp thanh tao, khuôn mặt
như trăng rằm, mỹ lệ như hoa. Nàng bước vào làm gian phòng lục giác chợt
sáng hẳn lên. Vì phòng không lớn nên khi chạm mặt, mọi người đều cúi
đầu chào nhau. Võ Trụ thấy có người lạ vào bèn kéo Trọng Hào né sang
một bên và nhỏ giọng giải thích tiếp:

- Trong văn hóa cổ Trung Hoa có hai nền triết học lớn ảnh hưởng đến

toàn bộ hệ tư tưởng của xã hội và nó lan rộng ra cả Đông Phương, trong đó
có Đại Việt ta. Đó là tư tưởng của Lão giáo và Khổng giáo. Tinh thần cơ
bản của Lão giáo đặt ở hai chữ “vô vi” mà Lão Tử – người sáng lập đã từng
nói: “Đạo vô vi nhi vô bất vi”. Lão giáo chủ trương để mọi vật phát triển
theo lẽ tự nhiên, con người cũng thuận theo tự nhiên mà sống thì sẽ được
an nhàn, tiêu sái và tự tại. Còn tinh thần Khổng giáo đặt ở hai chữ “trung
dung”. Khổng giáo đề xướng ra mẫu mực sống cho người quân tử và
khuyên họ nhập thế hành đạo giúp đời, giúp người, cải thiện xã hội ngày

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.