ÉN LIỆNG TRUÔNG MÂY - TẬP 1 - Trang 64

Ông trang trọng rút thanh đao ra khỏi vỏ. Võ Trụ và Đinh Hồng Liệt

ngưng thần chú mục vào thanh đao huyền thoại của nước nhà. Thanh đao
đen tuyền một màu từ cán đến lưỡi, có vẻ rất nặng nhưng lại tỏ ra không
sắc bén lắm. Dù thế thanh đao vẫn toát lên một sự cương mãnh uy nghi.
Trên cán đao có chạm nổi hình một con rồng đang bay lượn sống động tinh
vi, bên dưới con rồng có hai chữ viết theo lối chữ Việt thời cổ. Trần
Nguyên Hào cầm thanh đao trong tay nói:

- Hai chữ này là “Âu Lạc” được viết theo lối cổ tự của dân Âu Lạc ta

ngày xưa. Tương truyền thanh đao màu đen này và thanh kiếm màu đỏ
được các vua Hỏa ở thế kỷ mười lăm của dân tộc Êđê và các sắc tộc ở Tây
Nguyên sùng bái coi như là linh vật của núi rừng. Đây là hai báu vật tượng
trưng cho ý chí tự cường và sức mạnh đấu tranh của con Rồng cháu Tiên.

Võ Trụ nói:

- Tôi có nghe qua truyền thuyết về thanh đao này nhưng chưa rõ lắm.

Nguyên Hào tiếp lời:

- Đao này đã có từ thời An Dương Vương do Cao Lỗ rèn trong một

năm trời bằng một thứ kim loại đen rất cứng và sắc bén. Đao luyện xong
được mang ra sử dụng trong cuộc chiến tranh với Triệu Đà. Sau, Cao Lỗ bị
thất sủng nên mang đao bỏ đi. Thành Cổ Loa vỡ, đao thất lạc truyền đến
tay Mai Hắc Đế và được dùng để đánh đuổi giặc nhà Đường. Sau Mai Hắc
Đế bị quân Đường phản công, ông thất thủ rồi mất vì bệnh. Con ông là Mai
Thiếu Đế nối nghiệp, tiếp tục kháng chiến nhưng chỉ được một năm cũng
tan rã. Thanh Ô Long bảo đao thất lạc lần nữa, về sau lọt vào tay cao cao
tằng tổ nhà tôi là thượng tướng Trần Quang Khải. Ngài đã dùng nó trong
công cuộc đánh bại quân Nguyên. Sau đó, bảo đao truyền đến tay cao cao
tổ Trần Nguyên Hãn và lại một lần nữa thấm máu kẻ thù là giặc nhà Minh.
Vì tổ Nguyên Hãn bị vua Lê Lợi nghi ngờ nên phải tuẫn tiết trên bến sông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.