Tạ Tứ như nuốt phải giấm chua, trong bụng sôi lên sùng sục nhưng
cũng chẳng biết làm gì hơn đành giục ngựa quay về. Âu Dương Long thúc
ngựa sóng đôi cùng Văn Hiến, lên tiếng xin lỗi:
- Chuyện vừa rồi xin Trương huynh đừng để bụng. Tên Tạ Tứ này bản
thân tôi cũng không ưa gì. Hắn vừa kiêu ngạo, vừa nhỏ mọn và nóng nảy
đến hồ đồ.
Văn Hiến mỉm cười nói:
- Âu Dương huynh đừng bận tâm, tôi không sao đâu. Kẻ biết thua thì
mỗi một lần thua sẽ đẩy họ tới gần với chiến thắng hơn. Kẻ không biết
thắng thì mỗi một lần thắng sẽ kéo họ về gần hơn với chiến bại.
- Tính nhẫn nại chịu đựng của Trương huynh thật khiến tôi khâm phục
vô cùng. Đó mới là cái dũng thật sự của một anh hùng. “Thắng nhân giả
hữu lực. Tự thắng giả cường” (Thắng được người khác, là kẻ có sức. Tự
thắng được mình, kẻ ấy mới thực sự mạnh). Điều này thật đúng với mẫu
người của Trương huynh. Ngày xưa nếu Kinh Kha có Trương huynh thay
Tần Vũ Dương cùng đi qua sông Dịch Thủy thì có lẽ Tần Thủy Hoàng đã
bị giết chết rồi, làm gì còn có Vạn Lý Trường Thành sừng sững đến hôm
nay.
Văn Hiến cười lớn:
- Âu Dương huynh thật khéo nói chơi. Nếu Kinh Kha tráng sĩ mang
theo một người như tôi, chưa kịp vào đến cung Tần đã bị người ta phát giác
gian mưu rồi sau đó đem cả hai đi chém đầu trước chợ, còn đâu mà diện
kiến vua Tần?
Hai người giục ngựa đi thêm một đoạn nữa đến một cái đình được
dựng lên bên đường để cho khách dừng chân trú mưa, tránh nắng. Lý Dung
Dung và Thu Hồng đang ngồi nghỉ chân ở đó. Âu Dương Long cùng Văn
Hiến nhảy xuống ngựa bước vào. Cả hai cô gái đứng lên đón. Hôm nay Thu