ÉN LIỆNG TRUÔNG MÂY - TẬP 3 - Trang 216

Thiếu nữ đáp, tiếng trong như tiếng khánh vàng, vừa thánh thót nhẹ nhàng,
vừa êm tai như rót mật:
- Dạ, thật hay và thật cao nghĩa ạ. Bốn câu đầu rất đẹp, có thể dùng để miêu
tả cảnh Triêu Dương Các bên bờ Hương Giang thơ mộng. Bốn câu sau vừa
cao thâm vừa đượm mùi thoát tục. Nhưng tại sao lại hỏi thêm về Chính Tắc
thì cháu không hiểu. Vị tiền bối Hoa Sơn Thị chép lại bài thơ này ở đây với
ý gì vậy ngoại?
Ông lão đáp:
- Chính Tắc tức là Khuất Nguyên, người nước Sở, tác giả cuốn Sở Từ như
con đã biết. Bài thơ này được khắc ở đây chỉ vì vị Hoa Sơn Thị nhân thấy
cảnh trí của Các Triêu Dương quá tao nhã nên sinh tình mà viết lại thôi.
Ngoại nghĩ ý tứ của câu năm trong bài thơ không phải là để hỏi đến tâm sự
u uất của Khuất Nguyên đâu bởi vì Triêu Dương Các được xây dựng vào
lúc đất nước đang hồi cường thịnh, thái hòa mà.
- Ra là thế. Cả bài thơ khắc kế bên cũng vậy nữa phải không ngoại? Vị tiền
bối Hữu Mai Đình Triệu Lâm chắc là một thế ngoại cao nhân nên tứ thơ
vừa ngạo thị lại vừa thanh cao thoát tục.
Nàng đọc nho nhỏ bài thơ:
Chấn cách bàn tiêu hán
Thanh tiêu quýnh bất quần
Cửa cao không ngoại hưởng
Ngọ dạ nguyệt trung văn
Hầu kiệu tùy Vương Tử
Doanh châu giá Đại Quân
Thiên niên liêu hải thượng
Hương lý cách phù vân.
Dịch nghĩa:
Vỗ cánh bay trên mây ngất trời
Thanh cao chí vượt các loài khác
Chín tầng trời vang tiếng
Nửa đêm nghe trong trăng
Nùi Hầu tùy nghi Vương Tử

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.