ÉN LIỆNG TRUÔNG MÂY - TẬP 3 - Trang 45

giác ngộ, bản thân Phật pháp không phải là chân lý hay giác ngộ. Nghệ
thuật viết chữ cũng vậy.
Tiểu Hồng nhìn Phan Sinh với ánh mắt đầy khâm phục:
- Cách giải thích và ví dụ của anh thật cao siêu, hơn hẳn mấy ông thầy của
Tiểu Hồng trước nay. Hay quá!
- Nói, là sự thể hiện của kiến thức, mà kiến thức chỉ là bề mặt của sự việc
được tích lũy qua thời gian và sự cần cù tìm học. Hiểu được lời người khác
nói cũng chỉ là tri thức. Tâm lĩnh được lời nói mới là biểu hiện của sự giác
ngộ sâu thẳm bên trong của vấn đề. Tiểu Hồng lĩnh hội lời nói của tôi một
cách toàn triệt từ ngoài vào trong, điều đó thật đáng quí. Tri thức và tâm
thức vốn khác nhau xa. Như trường hợp sư Thần Tú và Lục tổ Huệ Năng
vậy.
- Anh lại quá khen Tiểu Hồng nữa rồi. Làm sao anh biết Tiểu Hồng đã tâm
lĩnh lời và ý của anh nói?
- Tôi chỉ nói những gì tôi cảm nhận được mà thôi.
- Sư Thần Tú và Lục tổ Huệ Năng khác nhau thế nào?
Phan Sinh mỉm cười đáp:
- Tiểu Hồng làm như tôi là sư phụ Ông Núi không bằng. Thần Tú là người
tinh thông Phật pháp, kinh tạng đọc đến thiên kinh vạn quyển. Lục tổ Huệ
Năng chỉ nhờ nghe có một câu kinh Kim Cang: “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ
tâm” mà giác ngộ, được truyền y bát. Cùng nói về một cây bồ đề nhưng hai
vị ấy có hai cách nhìn khác nhau. Thần Tú nhìn bằng tri thức nên thấy cây
bồ đề có hình tướng rồi theo đó mà tu trì để đến với đạo. Huệ Năng nhìn
bằng huệ nhãn, bằng tâm thức nên nhận ra rằng bồ đề vốn vô tướng, vô
sinh, vô diệt, vô sở trụ. Vì vậy hai bài kệ của họ làm ra rất khác nhau.
- Anh đọc hai bài kệ đó cho Tiểu Hồng nghe đi.
- Bài kệ của Thần Tú viết:
Thân thị bồ đề thụ - Thân như cây bồ đề
Tâm như minh kính đài - Tâm như đài gương sáng
Thời thời thường phất thức-Luôn luôn siêng lau chùi
Vật sử nhạ trần ai. - Chớ cho dính bụi trần.
Lục tổ lại viết:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.