- Giặc cùng chớ đuổi. Kiến Tính dụng binh kỷ luật như thế nếu chúng ta ép
quá họ sẽ liều chết đánh trả. Như vậy hai bên đều thiệt hại như nhau.
Chúng ta mau kéo quân lên để hội cùng trung quân tiêu diệt đại binh của
Phan Ngọc Chánh.
Nghĩa binh thu nhặt gần năm mươi xác đồng đội đem theo, bỏ lại trên chiến
trường hơn ba trăm xác địch.
Trong khi đó, Phan Ngọc Chánh cho đóng quân trước khu rừng rậm giữ
chặt không cho Bàng Châu thoát ra và chờ quân của mình từ hai cánh đến.
Bỗng có quân kỵ mã từ Quy Nhơn đến xin vào ra mắt. Ngọc Chánh lấy làm
lạ cho đòi vào. Tên kỵ mã nhảy xuống ngựa vội vã chạy vào, vừa thở hổn
hển vừa nói:
- Đêm qua phủ thành Quy Nhơn bị địch tấn công, kho lương và vũ khí cùng
một số dinh trại bị đốt cháy, quan tuần phủ lệnh cho tướng quân phải kéo
binh về cứu viện gấp.
Phan Ngọc Chánh nghe báo thất kinh. Chưa kịp hoàn hồn lại có quân về
báo cánh quân phía tây của Đặng Thông đã đầu hàng, chủ tướng bị địch bắt
giữ, còn cánh quân phía đông bị đánh tan tác, Đặng Hiền bị chặt đứt một
tay, Kiến Tính phải rút chạy về lại bên kia sông. Bao nhiêu hung tin đến
cùng một lúc làm cho Phan Ngọc Chánh vô cùng lo sợ. Ông vội ra lệnh rút
quân về cứu phủ Quy Nhơn. Ba quân nghe lệnh cấp tốc nhổ trại kéo nhau
ra bờ sông Phù Ly.
Bấy giờ bỗng nghe nơi mé rừng có một tiếng nổ rất lớn, Trương Bàng Châu
từ trong rừng dẫn quân xông ra tấn công vào hậu quân của Phan Ngọc
Chánh. Mặt tây, Trần Lâm và Trương Văn Bảo cũng kéo quân xuống, còn
mặt đông thì Đinh Hồng Liệt, Vũ Tùng cùng Đinh Cường kéo quân lên. Ba
mặt bị bao vây, binh triều chỉ còn một con đường là nhảy xuống sông để
tháo chạy về bên kia. Mấy ngàn quân ùn nhau, mạnh ai nấy chạy không còn
hàng ngũ gì nữa. Trần Lâm thấy địch quân đã tràn xuống lòng sông liền
phóng tín hiệu lên trời. Trên thượng nguồn, Thiên Tường thấy hỏa pháo lập
tức cho anh em phá vỡ bờ đê để nước đổ xuống, mang cả những khúc gỗ đã
chặt sẵn cho trôi theo. Lượng nước sông bị chặn chứa vào một cái hồ thiên
nhiên gần đó giờ được xả ra chảy ầm ầm xuống, khí thế mạnh bạo tưởng