tiến vào cảng Memel (nay là Klaipeda), vốn đã được lấy khỏi nước Đức
theo Hiệp ước Versailles và sáp nhập vào Lithuania vào năm 1923. Sau đó,
Rommel trở lại Wiener Neustadt để tiếp tục việc đào tạo các học viên sĩ
quan.
Tuy nhiên, Hitler vẫn có một mục nữa thêm vào chương trình nghị sự
bành trướng của ông ta: một dải lãnh thổ được trao cho Ba Lan theo Hiệp
ước Versailles để nhà nước mới này có một con đường đến biển Baltic qua
cảng Danzig (Gdansk). Hành lang cắt rời Đông Phổ về địa lý khỏi phần còn
lại của nước Đức. Năm 1934, Hitler đã ký kết một hiệp ước mười năm
không xâm lược lẫn nhau với người Ba Lan, vừa để che giấu ý định của
mình đối với Hành lang vừa để kéo Ba Lan ra khỏi liên minh với người
Pháp. Tháng Mười năm 1938, ông ta yêu cầu người Ba Lan trả lại Danzig
cho nước Đức và cho phép xây dựng đường bộ và đường sắt nối đến Đông
Phổ băng qua Hành lang. Người Ba Lan từ chối và lại từ chối một lần nữa
vào tháng Ba năm 1939. Sau đó, vào cuối tháng Tư, Hitler nhắc lại yêu cầu
và nói rằng hiệp ước không xâm lược lẫn nhau đã chấm dứt. Đó là thời
điểm mà nước Anh và nước Pháp cuối cùng cũng đã nhận ra chiến tranh là
không thể tránh khỏi. Rommel cũng nhận ra rằng sự không khoan nhượng
của Ba Lan có nghĩa là Hitler sẽ xâm lược, cả ông và Lucie đều có những
ký ức thân thiết về Danzig và muốn nhìn thấy nó trở về trong lòng nước
Đức. Dù vậy, câu hỏi trong tâm trí của Rommel là liệu ở đây có một vai trò
nào cho ông không.
Ông đã nghi ngờ rằng mình sẽ một lần nữa được thân cận với Hitler, và
ông đã đúng. Vào ngày 22, ông được lệnh đến Berlin và được bảo rằng sẽ
phụ trách Bộ tham mưu dã chiến của Hitler. Bộ Tham mưu dã chiến là một
đoàn tàu có tên là Amerika, được bảo vệ bằng bốn khẩu súng chống tăng và
mười hai khẩu Flak 20mm, với một đội quân 380 người. Rommel cũng rất
vui vì Hitler đã thăng ông lên chức thiếu tướng, tính ngược trở lại ngày 1
tháng Sáu năm 1939. Cuộc xâm lược theo kế hoạch sẽ diễn ra vào rạng
sáng ngày 26 tháng Tám, và Rommel tin rằng Ba Lan sẽ bị đánh bại trong
vòng hai tuần lễ, đặc biệt là vì một cuộc đảo chính ngoại giao quan trọng đã