woo để anh ta dùng xe của mình. Trong tùy bút của nhà thơ đã miêu
tả tỉ mỉ rằng, nhân đêm khuya ông đã cố tình làm thủng lốp xe
của Seo Ji-woo, hơn nữa còn khéo léo cải tạo lại hệ thống điều
khiển bánh lái của mình. Ngoài ra, để cho xe dễ phát nổ, nhà thơ còn
điều chỉnh đường ống dẫn xăng và van xăng. Thời gian khi còn ở
trong tù, nhà thơ đã từng được điều đến bộ phận sửa chữa ôtô.
Kèm theo biên bản ghi chép vụ tai nạn còn có rất nhiều tấm
hình chụp cụ thể từng chi tiết, nhìn tấm hình chụp thi thể của Seo
Ji-woo đã bị lửa thiêu cháy toàn bộ khuôn mặt, trông thực sự thảm
khốc. Chiếc xe Seo Ji-woo lái là xe Korando 2.0 đời 1993. Với một
người yêu thích rừng núi như nhà thơ Lee Jeok-yo thì đây quả là một
chiếc xe rất phù hợp. Nó là chiếc xe đời cũ đã sử dụng hơn mười
lăm năm. “Đừng cho rằng nó cổ lỗ sĩ lắm rồi nhé, về mặt sinh lý
học chẳng qua nó chỉ hơi già chút thôi. Và cũng đừng cho rằng già là
mắt mờ chân chậm, đây chẳng qua cũng chỉ là cố ý hiểu sai quan
niệm mà thôi. Chứ con lừa của tôi còn khỏe lắm.” Đã nhiều lần tôi
khuyên nhà thơ đổi chiếc xe mới, và ông cũng đồng ý như vậy,
nhưng không hiểu sao ông lại có tình cảm rất đặc biệt với chiếc
Korando cũ kỹ này, và thường gọi yêu nó là “con lừa”. Ông ấy nói
nếu muốn lên dãy Himalaya, bạn sẽ thấy con lừa này sẽ là công cụ
thồ hàng khỏe nhất. “Chia hành lý thành hai phần buộc lên lưng
lừa bằng dây thừng, thông thường trung bình khoảng sáu mươi
kilôgam. Khi leo dốc, chân những chú lừa phải run lên, lưng đầy
những vết trầy xước, thương tích, khắp mình mẩy đều mệt mỏi.
Và dù đến chết lừa vẫn không thoát khỏi số mệnh đó của mình,
nhưng cả đời nó vẫn không một lời ca thán, vẫn cần mẫn vượt qua
mọi con đường dốc đầy tuyết của dãy Himalaya, sự cần mẫn,
bền bỉ và trung thành của nó thực sự rất đáng ngưỡng mộ nhưng
cũng thật đáng thương. Chiếc Korando của tôi chính là con lừa như
vậy.” Nhà thơ Lee Jeok-yo từng nói thế. Seo Ji-woo cũng trung
thành với nhà thơ hơn bất kỳ ai khác, và con đường cuối cùng anh