thôi mà? Đồ nhóc con! Ông ấy đã là người 70 tuổi rồi. Cậu dám
ngoạc mồm ra chửi rủa ai hả? Đồ khốn!”
Nhân viên phục vụ xúm vào kéo tôi ra. Tôi không ngờ F lại chửi
thầy như thế. Tôi nhờ F, chỉ là nhờ cậu ta đóng giả là bạn trai của
Eun-kyo, trước khi cô ấy tan học, tìm chiếc xe Ssangyong đỗ trước
cổng trường, chỉ cần nói với thầy giáo nếu còn tiếp tục thì sẽ cho
biết tay, sau đó bỏ đi là được, chỉ là để dọa thầy mà thôi.
“Lão già đó định dụ dỗ học sinh trung học, tôi có thể không chửi
sao?” F cãi lại. Hình như cậu ta thực sự cho rằng chuyện “lão già”
quấy rầy “nữ sinh trung học” là thật nên rất phẫn nộ.
“Dụ dỗ? Đồ oắt con này!” Tôi càng tức giận hơn, vớ lấy cốc bia
ném vào F. Chiếc cốc quét qua tai F đập vào tường, vỡ vụn.
Tôi không nghĩ mọi chuyện sẽ lớn đến vậy. Đến tận sáng hôm
sau cũng không thấy thầy về nhà. Tôi đã gây ra chuyện, toàn bộ
khu nhà của thầy tối đen. Mãi đến sáng, thầy mới gọi điện thoại.
Đúng như tôi dự đoán, thầy cho Eun-kyo nghỉ việc, còn bảo tôi cũng
tạm thời không cần đến nhà ông ấy nữa. Không cần hỏi cũng
biết thầy đã chịu tổn thương nhiều đến mức nào. Ôi, thầy giáo
kính yêu của tôi! Có lẽ tôi cứ phải cho rằng bảo vệ thầy, ngăn chặn
sự sụp đổ của thầy chẳng qua chỉ là cái cớ. Trong khoảnh khắc
trông thấy “con lừa” của thầy phóng ra khỏi bãi đỗ xe một cách
đầy quyền uy, lẽ nào trong tôi không phải chỉ có lòng đố kỵ?
“Lòng đố kỵ là một danh từ khác của tính tự ty, có tính tàn nhẫn
rất mù quáng.” Người nói câu này không phải tôi, mà là thầy. Ông
ấy nói lòng đố kỵ không nhất định là chứng cứ của sự nhiệt tình.
Nếu thực sự đó là lòng đố kỵ, vậy lòng đố kỵ của tôi là không
muốn thầy cướp đi Eun-kyo, hay không muốn Eun-kyo cướp đi
thầy? Hay sự đau khổ khi tài năng của bản thân không đuổi kịp được