tưởng thực sự chỉ là “hàng giả mạo” được thiết kế tỉ mỉ, tinh vi mà
thôi.
Tưởng tượng ra tất cả những “tiếng ồn” ấy, tôi sợ hơn ai hết.
Vì giống như lúc sống, một “tiếng ồn” mang tính chiến lược đã
bị đưa vào trong cuộc sống của tôi, kể cả sau khi chết cũng vậy.
Đừng nói rằng sau khi đã nhận ra bộ mặt thật của tôi, theo thói quen
họ vẫn cứ thưởng hậu hĩnh cho người chết, rất có thể họ sẽ dốc
hết tâm tư “tôn thờ hóa” tôi thêm, sẽ coi tôi là “Thánh thơ”, cũng có
thể buông những lời tán dương: “cả đời ông ấy chỉ cống hiến cho
thơ”, hoặc có lẽ sẽ giống như một nhà bình luận nào đó, mọi người sẽ
nói: “kết hợp duy mỹ của thơ trữ tình và chủ nghĩa hiện thực, sáng
tác ra những bài thơ rắn đanh như đá”. Những tin đồn tầm thường
như: cả đời không kết hôn, chưa hề viết một bài tản văn… cũng sẽ
giúp tạo dựng tôi thành hình tượng “bất hủ”.
Milan Kundera cũng đã từng nói: “bất hủ là kiện tụng”, “tin
đồn” chính là “kiện tụng”. Bởi vậy, họ sẽ lôi tôi từ quan tài ra giữa
không trung, khen ngợi khắp nơi theo ý định của họ, sẽ đắp bia
trước mộ tôi, cũng sẽ xây nhà tưởng niệm nhà thơ Lee Jeok-yo, thậm
chí còn sẽ thiết lập giải thưởng văn học Lee Jeok-yo. Tưởng tượng
mà xem, trước phần mộ của tôi sẽ “huyên náo” biết bao. Về tất cả
những điều ấy, tôi chỉ có một câu để nói: “Các bạn chịu khổ chút
nhé!” Bây giờ nghĩ lại, trước khi gặp cô, tôi không biết mình là ai,
cũng không cảm thấy thơ của mình là giả dối.
Sau khi gặp cô tôi mới nhận ra chính bản thân tôi.
Qua cô, tôi đã thấy được bộ mặt “thật” của mình. Bởi vậy, người
đời cũng sẽ nhìn thấy bộ mặt “thật” ấy của tôi. Nhà thơ Lee Jeok-yo
là “nhà thơ giả” viết thơ với quan niệm “tôn thờ hóa” mình theo
“chiến lược”, muốn dụ dỗ một thiếu nữ chưa đầy 17 tuổi, bị lòng
đố kỵ che cả hai mắt, cuối cùng sát hại cậu học sinh của mình. Tôi