nghiệp sang tình yêu và tình thân; đối với phụ nữ, là chuyện may mắn và
hạnh phúc biết nhường nào.
Chân Ý không bình luận gì về điều này. Đàn ông được vậy là do trước
đó được rất nhiều phụ nữ dạy dỗ mà thành, người phụ nữ cuối cùng không
cần tốn công bảo ban, nhặt đồ có sẵn là được. Nếu là cô, cô thà rằng mình là
người phụ nữ giỏi giang dạy bảo cậu thiếu niên ngây ngô trở thành người
đàn ông tốt. Đây không phải cô tình nguyện hiến dâng, mà vì cô thích khiêu
chiến.
Thôi Phỉ cười: "Tiểu Ý, nếu em hiến dâng tuổi thanh xuân dạy dỗ một
người đàn ông tốt, kết quả là may áo cưới cho người ta, em sẽ hối tiếc
không kịp đấy."
Chân Ý không để tâm: "Tình yêu không phải toàn bộ cuộc sống. Em
không sống vì đàn ông. Anh ta muốn chạy theo người khác, em quay đi tìm
người tốt hơn. Trên đời không phải chỉ có một kiểu hạnh phúc, cũng không
phải chỉ có một loại đàn ông. Kiểu người em không muốn trở thành nhất là
người phụ nữ tủi hờn."
Thôi Phỉ liền than thở: "Tiểu Ý, mong người em yêu không phụ em."
Đương nhiên Thôi Phỉ hạnh phúc. Hồi cấp hai, Chân Ý ở nhà bác gái.
Khi đó Thôi Phỉ sắp tốt nghiệp đại học, được Thích Hành Viễn theo đuổi
điên cuồng. Sự lãng mạn tạo dựng bởi tiền bạc khiến chị ấy không thể nào
kháng cự. Chân Ý là người thân của Thôi Phỉ, được hưởng ké không ít món
ăn ngon, quần áo và trang sức cao cấp đến từ nước ngoài. Khi Chân Ý lên
cấp ba, Thôi Phỉ đã kết hôn. Cho đến bây giờ, cuộc sống và tình yêu của chị
ấy đều mỹ mãn.
Nhưng thi thoảng Chân Ý sẽ nhớ tới mùa hạ ấy, cô và Ngôn Cách bị ép
trốn trong tủ quần áo. Ngoài kia, trên bàn ăn đối diện cửa phòng ngủ, Thôi
Phỉ và một người đàn ông trẻ tuổi mây mưa với nhau, đó là người tầm tuổi