“Uống nhiều rượu nên đi vệ sinh.” Tống Y đáp. Hôm đó cô ta đã uống
rượu, nhưng không nhiều lắm. Lúc Chân Ý sắp xếp đáp án, lý do này có căn
cứ thực tế, không xem là nói dối, rất phù hợp với lẽ thường và hoàn cảnh ở
quán bar, còn có thể làm tiền đề cho đoạn sau.
“Cô có nghe thấy tiếng động kỳ lạ không?”
“Hộp đêm rất ầm ĩ, đâu đâu cũng có âm thanh. Tiếng động nào gọi là kỳ
lạ?” Ném trả lại vấn đề cho đối phương, không trả lời thẳng, cũng không
nói dối.
Cảnh sát Lâm giải thích: “Tiếng kêu thảm, rên rỉ hay đánh nhau của đàn
ông.”
Tống Y cau mày nhớ lại: “Lúc ấy tôi say khướt nên không rõ lắm. Ở
quán rượu những âm thanh này quá bình thường, cho dù thật sự nghe thấy
cũng không có ấn tượng.” Dúng cách thức hợp lý để mở rộng và mơ hồ hóa
phạm vi vấn đề.
“Trong camera, cô nhìn thoáng qua hành lang phát sinh vụ án. Có thấy
ai khả nghi không?”
“Loại người nào được xem là khả nghi?”
“Vội vã.”
“Đằng đó có phòng vệ sinh, vội vã cũng không gây chú ý.”
Cảnh sát Lâm phát giác mình bị xoay vòng, hỏi thẳng: “Miêu tả tất cả
những gì cô thấy.”
“Hành lang rất tối, tôi chỉ nhìn thoáng qua nên không chắc lắm.”
“Nói nhưu vậy, cô đã nhìn thấy người rồi à?”