lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Tôi rút ra bài học này từ một ví dụ sống động
vài năm trước khi đóng vai một vị lãnh tụ Trung Quốc trong trò “hiện thực
ảo” không bí mật - một trò chơi nhập vai thiết kế ra để lường trước các tình
huống mà những nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ có thể sẽ gặp phải
trong tương lai. Kịch bản là một cuộc bạo loạn của công nhân trên diện rộng
tại một số khu vực ở Trung Quốc. Tất cả chúng tôi đóng vai các nhà lãnh
đạo Trung Quốc, mỗi người đều tập trung kêu gọi cảnh sát và quân đội giải
tán các cuộc biểu tình và ngăn chặn chúng không lan sang các nhóm và khu
vực khác. Chúng tôi không hề quan tâm đến sự chỉ trích của thế giới được
truyền tới qua những chiếc ti vi đặt khắp phòng. Thậm chí ngay cả khi
không có thông tin chi tiết về tính cách cá nhân của từng lãnh đạo, nhưng
bản chất của tình huống hiển nhiên đòi hỏi chúng tôi phải đặt các mối quan
tâm trong nước lên trước các mối quan tâm quốc tế. Trong một cuộc khủng
hoảng nội bộ, việc kiểm soát chặt chẽ tình hình trong nước quan trọng hơn
nhiều các quan hệ đối ngoại.
Hệ quả trực tiếp của nguyên tắc chung này là những tính toán về nội
chính cũng sẽ được đặt lên trước quan hệ đối ngoại trong những cuộc khủng
hoảng quốc tế, như chúng ta đã thấy sau vụ Hoa Kỳ đánh bom nhầm vào đại
sứ quán Trung Quốc ở Belgrade năm 1999, vụ va chạm giữa máy bay do
thám Hoa Kỳ và chiến đấu cơ của Trung Quốc năm 2001, cũng như nhiều
cuộc khủng hoảng khác liên quan đến Đài Loan và Nhật Bản.
Vấn đề nội chính được đặt lên vị trí ưu tiên trước nhất không chỉ là trường
hợp cá biệt của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Thậm chí ngay ở các nền dân
chủ phương Tây như chúng ta, chính sách đối ngoại cũng chịu ảnh hưởng
bởi những toan tính ở các vấn đề quốc nội không kém gì phản ứng từ các
đồng minh và từ các quốc gia khác. Mặc dù vậy, điều làm Trung Quốc khác
biệt là sự tồn tại của chế độ, chứ không chỉ là mối nguy thất cử trong nhiệm
kỳ tới.