GÃ KHỔNG LỒ MẤT NGỦ - Trang 336

ban đầu. Ví dụ, quân đội Trung Quốc hiện nay có nhiều căn cứ tại Hồng
Kông nhưng Đài Loan sẽ có lực lượng vũ trang riêng. Bắc Kinh có quyền
phủ quyết sự quá độ của Hồng Kông từ một thuộc địa sang một nền dân chủ,
nhưng theo kế hoạch của Đặng Tiểu Bình, Bắc Kinh sẽ không can thiệp vào
hệ thống dân chủ của Đài Loan. Bằng cách gắn quan điểm “một quốc gia,
hai chế độ” với Hồng Kông, chính quyền Bắc Kinh bị xấu đi trong con mắt
của người Đài Loan. (Các nhà lãnh đạo Đài Loan đã rất hoài nghi về cách
Hồng Kông phát triển kể từ khi được trao trả năm 1997, đặc biệt họ chỉ trích
mỗi khi Bắc Kinh can dự vào các vấn đề chính trị của Hồng Kông.)

Phát biểu với các học giả Trung Quốc nghiên cứu ở Hoa Kỳ, tôi đưa ra

quan điểm Bắc Kinh cần tạo ra một tên mới cho mô hình thống nhất, chẳng
hạn như “một quốc gia, ba chế độ” để phân biệt Đài Loan với Hồng Kông và
làm cho nó hấp dẫn hơn đối với người dân Đài Loan. Người dân Đài Loan
sẽ không bao giờ ủng hộ thống nhất đất nước, trừ khi điều đó làm cho họ
thịnh vượng hơn so với hiện nay. Các quan chức và các chuyên gia chính
sách trên phương diện cá nhân đều đồng ý rằng mô hình “một quốc gia, hai
chế độ” nên được loại bỏ. Trong bất kỳ vấn đề chính sách đối ngoại nào
khác, chủ nghĩa thực dụng của Trung Quốc sẽ chiếm ưu thế. Tuy nhiên,
công thức của Đặng Tiểu Bình cho Đài Loan là bất khả xâm phạm.

Dưới thời Giang Trạch Dân, nguyên tắc “một Trung Quốc” - chỉ có một

Trung Quốc và Đài Loan là một phần của Trung Quốc - đã được ghi nhận
công khai như là điều kiện tiên quyết cho bất cứ thảo luận về quan hệ xuyên
eo biển. Bắc Kinh từ chối thảo luận với Đài Loan cho đến khi chính quyền
Đài Loan chấp nhận nguyên tắc này. Bằng cách công khai khẳng định tổng
thống Đài Loan cần phải thốt ra những từ ngữ diệu kỳ, “một Trung Quốc”,
họ làm cho tổng thống Đài Loan thực sự không thể tuân thủ bởi ông sẽ bị
coi là yếu kém trong con mắt của người dân. Hoặc là tổng thống Đài Loan
mất mặt hoặc chủ tịch Trung Quốc mất mặt. Chính quyền Clinton và Bush
đã kêu gọi Bắc Kinh bắt đầu các cuộc đàm phán xuyên eo biển vô điều kiện,
nhưng cả Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đều không dám làm điều đó.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.