Bi quan + Hấp tấp = Hiểm họa
Khi Giang Trạch Dân nghỉ hưu năm 2002, chính sách về Đài Loan bị chỉ
trích rộng rãi (nhưng âm thầm) trong nội bộ Trung Quốc là một thất bại toàn
diện. Một học giả giải thích: “Sinh viên và dân thường chỉ trích chính sách
của Giang đối với Đài Loan là quá mềm yếu. Đài Loan không sợ, lại còn lợi
dụng sự mềm mỏng của Trung Quốc.” Chính sự mềm yếu này được cho là
dẫn tới một loạt các động thái khiêu khích từ phía Đài Bắc và Washington.
Chẳng hạn, một chuyên gia nghiên cứu chiến lược về chính sách đối ngoại
cho biết: “Mọi người đều biết bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan vừa thăm
Hoa Kỳ. Đây là chủ đề nóng hổi của dân lái taxi và những người khác.” Một
chuyên gia khác nói: “Giang đang bị chỉ trích mạnh mẽ vì quá nhường nhịn
Hoa Kỳ và Đài Loan. Tôi có nghe các phó Thủ tướng phê bình như vậy, ví
dụ như khi Chủ tịch Giang không lên tiếng trước việc Tổng thống Bush
tuyên bố bảo vệ Đài Loan ‘bằng mọi giá’ hoặc khi Hoa Kỳ ồ ạt bán vũ khí
cho Đài Loan.” Giang cũng bị chỉ trích vì bắt đầu quá trình chuẩn bị vũ
trang quá chậm trễ.
Các chuyên gia gần gũi với Uông Đạo Hàm, nhà đàm phán về vấn đề eo
biển Đài Loan của Giang tại Thượng Hải, đã cố gắng thanh minh cho xu
hướng mềm yếu đối với Đài Loan của Giang là “một quá trình tự nhiên
không tránh khỏi, chứ không phải là kết quả của những sai lầm mà bất kỳ
lãnh đạo nào cũng vấp phải trong công việc”. Nhưng ngay cả những người
ủng hộ việc dựa vào hội nhập kinh tế và một cách tiếp cận tích cực với Đài
Loan cũng phải thừa nhận các nỗ lực hòa bình của Trung Quốc đang bị công
cuộc đòi độc lập cho Đài Loan lấn lướt. Như lời của một cố vấn về các vấn
đề Đài Loan, “Hội nhập kinh tế một cách hòa bình đòi hỏi thời gian, còn
Trần Thủy Biển không cho chúng ta thời gian.”
Cùng lúc đó Quân Giải phóng Nhân dân cũng đang chuẩn bị cho việc sử
dụng vũ lực trong trường hợp cần thiết. Đầu tư cho quân đội bắt đầu vào đầu