Bi quan gia tăng
Giang Trạch Dân làm cho mọi người kỳ vọng về một viễn cảnh tái thống
nhất với Đài Loan trong tương lai gần, và đó là một gánh nặng đối với Hồ
cẩm Đào khi nhậm chức năm 2002-2003. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ có
nhiều lựa chọn tấn công hơn khi quân đội Trung Quốc mạnh lên. Hồ Cẩm
Đào lên nắm quyền với hy vọng có thể ổn định vấn đề Đài Loan trong nội
bộ cũng như trong chính sách đối ngoại. Ông cũng biết đó là một vấn đề có
thể làm hỏng tất cả các kế hoạch khác của ông.
Hồ Cẩm Đào buộc phải giải quyết vấn đề Đài Loan trước giai đoạn chính
thức chuyển đổi. Ông phải quyết định cách thức phản ứng trước khi xác lập
được quyền lực với giới quân sự và trong nội bộ Đảng. Tháng Tám năm
2002, Trần Thủy Biển, không tham vấn trước với Washington hay thậm chí
với chính các cố vấn của mình, đã đưa ra thuyết “mỗi nước một bờ [eo biển
Đài Loan]” của mình, xuất phát từ “thuyết hai nhà nước” của Lý Đăng Huy.
Cùng lúc, ông kêu gọi Quốc hội Đài Loan thông qua luật cho phép người
Đài Loan tổ chức trưng cầu dân ý. Báo chí Đại lục đã đáp trả cú bỏ bom của
Trần Thủy Biển bằng những lời lẽ dọa nạt. Trong một tuần, từ ngày 5 đến 12
tháng Tám năm 2002, Nhân dân Nhật báo đã đăng hơn 30 bài tấn công Trần
Thủy Biển và cảnh báo ông ta không nên “đùa với lửa” vì lần này Trung
Quốc sẽ không ngồi yên nếu ông ta tách Đài Loan khỏi Trung Quốc. Trích
tờ Hoàn cầu Thời báo, “một cuộc trưng cầu dân ý tại Đài Loan không khác
nào một lời tuyên chiến.” Hồ Cẩm Đào đã để các phương tiện truyền thông
chuyển tải thông điệp hộ mình và giảm quan tâm của dư luận về vấn đề Đài
Loan, cố gắng tránh một sai lầm đáng tiếc có thể hủy hoại chính quyền của
ông trước khi nó bắt đầu.
Sự lo lắng về nguy cơ xảy ra cuộc chiến ngày càng gia tăng khi tại cuộc
bầu cử tổng thống năm 2003-2004, Trần Thủy Biển đã kêu gọi tổ chức một
cuộc trưng cầu dân ý để sửa đổi Hiến pháp năm 2006 và mong muốn thông