GÃ KHỔNG LỒ MẤT NGỦ - Trang 367

Quốc hay không. Tờ báo viết: “Nếu NATO muốn khiêu khích Trung Quốc
bằng cách ném bom đại sứ quán Trung Quốc có chủ đích dù hiển nhiên họ
sẽ chẳng đạt được điều gì từ việc đó thì chỉ có thể nói là NATO bị điên.” Tờ
Phương Nam Cuối tuần cũng kêu gọi một cách nhìn hợp lý về Hoa Kỳ. “Kể
từ Chiến tranh Nha phiến, một số người Trung Quốc hoặc hết sức ghét Hoa
Kỳ hoặc hết sức ngưỡng mộ Hoa Kỳ. Cả hai thái cực này đều tác động tiêu
cực đến sự phát triển của tinh thần dân tộc, sự trưởng thành và tiến bộ của xã
hội Trung Hoa, cũng như sự hiểu biết trung thực về phương Tây và Hoa
Kỳ.” Tuy nhiên một bài trong tờ báo này do một chuyên gia quân sự viết vẫn
nhận định rằng cuộc tấn công của Hoa Kỳ và NATO là có chủ ý nhằm thử
phản ứng của chính phủ Trung Quốc trước các cuộc khủng hoảng quốc tế,
đặc biệt là các sự cố xảy ra bất ngờ, cũng như phản ứng của quần chúng, dư
luận và các chính sách liên quan.”

Tôi đã điều phối một cuộc điều tra liên quan đến nhiều cơ quan chính phủ

Hoa Kỳ để tìm hiểu xem vì sao Hoa Kỳ lại phạm một lỗi ngớ ngẩn khủng
khiếp đến vậy. Chúng tôi phát hiện ra một loạt các lỗi, từ việc nhân viên
CIA sử dụng sai phương pháp định vị trụ sở chỉ huy quân sự Nam Tư, địa
điểm mà chúng tôi muốn tấn công, đến việc quân đội kiểm tra và rà soát tỉ
mỉ mục tiêu bằng cơ sở dữ liệu đã lỗi thời và không độc lập với nhau theo
như đã được yêu cầu. Chúng tôi đã gửi những giải thích này tới Bộ Ngoại
giao Trung Quốc, dịch sang tiếng Trung Quốc và đăng trên trang web của
đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh, bồi thường thiệt hại cho những người đã
mất, bị thương và những hư hại nặng nề của tòa nhà.

Cho dù chúng tôi đã cố gắng hết sức, người Trung Quốc, vốn rất ngưỡng

mộ công nghệ và phương pháp quản lý của Hoa Kỳ, không tin là người Mỹ
lại có thể nhầm lẫn ngớ ngẩn như vậy. Như thế chắc chắn việc ném bom là
cố ý. Nếu Tổng thống Clinton không có lý do nào để làm thế, thì đó hẳn là
mưu đồ chống lại Trung Quốc của cấp thấp hơn. Theo như cuộc họp phân
tích tình hình của Trung Quốc sau khủng hoảng, rất ít chuyên gia nào dám
nghi ngờ giả thuyết đánh bom là cố ý. “Các học giả ủng hộ ‘giả thuyết âm
mưu’ dần chiếm số đông trong cuộc thảo luận trong khi những người tin vào
‘giả thuyết đánh bom nhầm’ phải im lặng.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.