Kỳ tích kinh tế Trung Quốc
Theo nhà kinh tế học Hồ An Cương, “Trung Quốc là một trong những
nước nghèo nhất thế giới trong những năm 1950, với GDP bình quân đầu
người thấp hơn các nước châu Âu và Hoa Kỳ những năm 1820, khi các quốc
gia này đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hóa.” Thậm chí vào
năm 1975, “thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc thuộc loại thấp
nhất thế giới”. Dưới mô hình kế hoạch hóa tập trung kiểu Liên Xô, hợp tác
xã nông nghiệp, và tách biệt với kinh tế thế giới, nền kinh tế Trung Quốc
vẫn cố gắng tăng trưởng ở mức đáng khâm phục 6%/năm. Tuy nhiên do sản
lượng nông nghiệp không tăng trong khi dân số tăng nhanh, mức sống của
người dân Trung Quốc vẫn rất thấp - mức tiêu thụ lương thực đầu người vào
những năm 1970 không khá hơn những năm 1950. Kế hoạch Đại Nhảy Vọt
(năm 1958), kế hoạch điên rồ của Mao nhằm đưa Trung Quốc vượt qua
phương Tây chỉ sau một đêm bằng cách ép nông dân phải tham gia các hợp
tác xã nông nghiệp khổng lồ đã gây ra nạn đói khủng khiếp nhất thế giới
trong thế kỷ 20, làm khoảng 25 - 30 triệu người chết và 30 triệu trẻ em
không thể ra đời vì thiếu đói và suy dinh dưỡng.
Mao Trạch Đông chết năm 1976. Hai năm sau, Đặng Tiểu Bình quay trở
lại cầm quyền sau hai lần bị Mao cho ra rìa. Đặng tương đối tự do, khác
những kẻ mù quáng theo ý thức hệ đã làm méo mó việc ra quyết sách dưới
thời Mao. Ông tiến hành một loạt thay đổi kinh tế lớn nhằm nâng cao mức
sống của người dân và thiết lập lại sự ủng hộ của công chúng với Đảng
Cộng sản sau cuộc hư hoại niềm tin do Cách mạng Văn hóa gây ra.
Nỗ lực xây dựng thị trường cạnh tranh và lấy lợi nhuận làm động lực
được bắt đầu từ lĩnh vực nông nghiệp, với lực lượng lao động chiếm gần
80% dân số lúc đó. Các hợp tác xã nông nghiệp được chia nhỏ ra thành các
trang trại gia đình với quyền sở hữu đất vẫn chính thức thuộc về hợp tác xã.
Năng suất tăng vọt nhờ giải thể hợp tác xã đã làm tăng sản lượng lương thực