GÃ KHỔNG LỒ MẤT NGỦ - Trang 393

còn tìm kiếm ráo riết hơn các kiến thức về giải quyết khủng hoảng, cho phép
các chuyên gia phân tích những cuộc khủng hoảng trong nội bộ Trung Quốc
cũng như quốc tế, lôi kéo tham gia một loạt các viện nghiên cứu khác nhau,
bao gồm cả Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc, vốn có quan hệ
với các cơ quan tình báo chính phủ. Theo giáo sư Tiết Lan của trường Đại
học Thanh Hoa, một nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu
khủng hoảng, đại dịch SARS 2003 đã gióng lên hồi chuông cảnh báo thêm
về tầm quan trọng của việc nghiên cứu quản lý khủng hoảng đối với Trung
Quốc. Nhà nghiên cứu về Hoa Kỳ, Vương Tập Tư đã liên tiếp kêu gọi tăng
cường phòng chống và quản lý khủng hoảng “nhằm ngăn ngừa bất kỳ sự
kiện đột ngột nào làm tổn hại quan hệ song phương” giữa Trung Quốc và
Hoa Kỳ.

Những chuyên gia tham gia nghiên cứu khủng hoảng đã chỉ ra một số khó

khăn lớn trong cách thức xử lý khủng hoảng của Trung Quốc. Thứ nhất, các
quyết định chính thức của chính phủ Trung Quốc thường không được đưa ra
kịp thời. Chính phủ đưa ra quyết định thông qua đồng thuận. Như một sĩ
quan quân đội đã nói, “không cá nhân nào muốn chịu trách nhiệm”. Để tăng
hiệu quả hợp tác giữa các bộ ngành, Trung Quốc đã thiết lập Tiểu ban Lãnh
đạo công tác an ninh quốc gia vào năm 2000. Tiểu ban này bao gồm cả các
cơ quan an ninh nội địa cũng như lực lượng quân đội và Bộ Ngoại giao. Tuy
nhiên, các thành viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị (chỉ có bốn thành viên
nằm trong tiểu ban) từ chối không ủy thác quyền quyết định khi xảy ra
khủng hoảng cho tiểu ban này. Kết quả là Tiểu ban Lãnh đạo an ninh quốc
gia chỉ đơn giản là thêm vào một tầng nấc trong quá trình đưa ra quyết định.

Thứ hai, sự phối hợp với Ban Tuyên truyền của Đảng Cộng sản rất hạn

chế. Ban Tuyên truyền tự hành động và cho phép báo chí làm phức tạp thêm
quá trình giải quyết khủng hoảng. “Trong vụ khủng hoảng đánh bom ở
Belgrade và đâm máy bay EP-3, chúng ta đã phạm phải sai lầm lớn khi
thông tin thẳng ra ngoài là Hoa Kỳ cố ý và Hoa Kỳ có lỗi”, một nhà nghiên
cứu người Trung Quốc đã nói. “Điều này đã đẩy chúng ta vào ‘bẫy cam kết’
quá sớm.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.