GÃ KHỔNG LỒ MẤT NGỦ - Trang 401

Bị cấm thể hiện nỗi tức giận đối với người Mỹ và thất vọng trước sự thụ

động của chính phủ, những người trẻ tuổi đã trút nỗi tức giận của mình lên
Internet. Một vị giáo sư ngành báo chí cho biết: “Vì các báo giấy không đưa
tin về tình cảm của công chúng, các bình luận trên Internet quay mũi công
kích về phía chính phủ.” Ông đưa ra ví dụ: “Một ngày nọ, người phát ngôn
Bộ Ngoại giao nói rằng ‘Chúng ta cần phải có quan điểm phù hợp
(appropriate theo tiếng Anh, và toushan theo tiếng Trung - nghĩa là cẩn
trọng) đối với vụ đâm máy bay này.’ Ông ta đã bị chỉ trích mạnh mẽ trên
Internet rằng ‘Tại sao chúng ta phải có quan điểm ‘phù hợp’?’ Khi người
phát ngôn phát biểu một ngày sau đó, ông đã không dùng từ ‘phù hợp’ nữa.”
Một bài phân tích trên Diễn đàn Quốc gia hùng cường thuộc Nhân dân Nhật
báo
, đã chỉ ra rằng suốt từ ngày 1 đến ngày 13 tháng Tư 63% các bài đăng
đều bàn về vụ đâm máy bay, và 79% những người trong số các bài trên có
quan điểm mạnh mẽ về chủ nghĩa dân tộc. Một số người chỉ trích chính phủ
Trung Quốc hành động như triều đại nhà Thanh - quá hèn nhát, không dám
đứng lên chống lại nước ngoài đàn áp. Người dân chỉ trích họ Giang là “bật
đèn tín hiệu sang trái nhưng lại rẽ phải” (hàm ý rằng họ Giang nói năng như
một nhà cách mạng nhưng lại hành xử như một kẻ thân Hoa Kỳ) và “Mao
Trạch Đông sẽ hành xử cứng rắn hơn”.

“Hai sự kiện này [việc ném bom sứ quán và đâm máy bay] cho chúng tôi

thấy khi người ta mạnh, người ta có thể làm bất cứ điều gì họ muốn. Họ đã
khiến chúng tôi hy vọng rằng Trung Quốc sẽ phát triển mạnh mẽ và vì vậy
chúng tôi sẽ không phải trải qua những điều tồi tệ như thế này,” một sinh
viên Bắc Kinh đã nói với tôi như vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.