quyết chống chủ nghĩa bá quyền, nhưng “chống chủ nghĩa bá quyền không
đồng nghĩa với việc Trung Quốc cần phải đối đầu và mâu thuẫn trực diện
mọi lúc, với mọi nước theo đuổi chính sách bá quyền”. Các nhà bình luận
theo chủ nghĩa dân tộc chắc hẳn rất tức giận khi phải luôn giữ mồm giữ
miệng khi nói về Hoa Kỳ, ngay cả khi nước này đang hành xử hết sức “bá
quyền” tại Trung Đông. Như một giáo sư của trường Đảng Trung Quốc đã
viết, các nhà phê bình phương Tây khi nói về sự can thiệp của Hoa Kỳ tại
Iraq đã dùng cụm từ “chủ nghĩa đơn phương” thay vì “chủ nghĩa bá quyền”.
“Ngay cả khi cụm từ này mang hàm ý chỉ trích, nó cũng vẫn quá ngoại
giao.” Sự phản đối của Trung Quốc đối với chủ nghĩa bá quyền cũng cần
phải “kiềm chế để không bị chi phối bởi tình cảm, không đơn giản và một
chiều... nhấn mạnh việc tự kiềm chế và dùng chiến thuật... nhấn mạnh mục
tiêu hợp tác và cùng thắng... việc bảo vệ hòa bình thế giới cần được đặt trên
công cuộc chống chủ nghĩa bá quyền.”
Một số chuyên gia chính sách đối ngoại Trung Quốc thực sự lo lắng rằng
“tình cảm dân tộc thiếu lý trí” có thể đẩy Trung Quốc vào chiến tranh với
Hoa Kỳ. Họ nhận thấy rằng phần lớn người có tuổi và giới sinh viên trẻ ủng
hộ cách tiếp cận rằng Trung Quốc cần nói không với Hoa Kỳ và cần thúc
đẩy mạnh mẽ việc tăng cường sức mạnh quân sự. Một bài luận khuyết danh
rất thú vị nằm trong một tờ báo kỹ thuật về đóng tàu biển đã lập luận rằng
“chủ nghĩa dân tộc cảm tính” và “chủ nghĩa phân biệt chủng tộc nghịch
chiều” có thể đẩy Trung Quốc vào một cuộc đối đầu quân sự với Hoa Kỳ.
Hơn hết, Trung Quốc cần theo đuổi “chủ nghĩa dân tộc mang tính xây
dựng”, “áp dụng lối tiếp cận bình tĩnh, có tính toán để xử lý hành vi thù địch
và cô lập Trung Quốc của các nước khác, chẳng hạn như Hoa Kỳ.” Đây là
cách để “tránh lặp lại số phận của Đức và Nhật Bản”. Một bài báo năm 2005
của nhà xă hội học Chu Hiểu Chính đã chỉ trích “một nhóm nhỏ các tướng
lĩnh trong quân đội phát biểu quá gay gắt về chiến tranh” để tái thống nhất
Đài Loan, và “điều này thật kinh khủng”.
Chủ tịch Giang Trạch Dân trong bài phát biểu quan trọng cuối cùng trước
khi nghỉ hưu đã trình bày về cách tiếp cận kiềm chế trong quan hệ đối ngoại
- theo cách nói có thể giành được nhiều ủng hộ trong Đảng Cộng sản - như