đình tôi tất biết”. Đêm nay tôi trực và hai Mẹ Juetta và soeur Ulienne có
đến thăm Trí ba lần và lần thứ ba khoảng 3 giờ thì soeur Julienne cho biết
từ giờ đến sáng Trí sẽ chết. Thời gian của đêm nay dường như chùng xuống
đối với tôi. Tôi nhìn Trí ngoài những lúc đau bụng đi tiêu, còn lại khi quỳ
xuống cũng như ngồi hoặc nằm Trí đều đọc kinh lần chuỗi. Đến 5 giờ 45
sáng ngày 11/11/1940 thì Trí nhẹ nhàng tắt thở. Trước đó, hồi 5 giờ sáng vì
thấy Trí thở quá nhẹ nên tôi đã lấy bông gòn để ở lỗ mũi cho đến khi tắt thở
là đúng 45 phút sau. Sau khi báo tin cho các mẹ, tôi và các anh em cùng
giúp thay quần áo cho Trí, để nằm ngay ngắn, hai tay chấp lại trên ngực
cầm chuỗi mân côi hột gỗ đen. Tôi lấy tấm drap trắng đắp lên cho Trí từ
ngực xuống và lấy hoa anh đào kết thành hình Thánh giá từ đầu đến chân.
Xong xuôi đâu đó thì anh em bệnh nhân hay tin đến đọc kinh cầu nguyện.
Khi đó tôi rảnh rỗi thu gom “tài sản” của Trí gồm một bộ bà ba trắng cũ,
một veston cũ, một bata sắp hư, một gối con tai bèo, một cuốn sách dày 200
tác giả (Rousseau) và một bài văn tiếng Pháp viết bằng bút chì mà lúc thay
đồ cho Trí tôi lấy ở trong túi ra xem sơ. Đó là bài văn La Pureté de L’Âme.
Và tuyệt nhiên không có lấy một xu một hào nào trong túi Trí từ khi vào
cho đến chết. Tôi lên đưa mẹ Nhất bài văn tiếng Pháp của Trí viết bằng bút
chì mà lúc tôi nói là “Trước đó Trí lui tới ở hành lang suy nghĩ”. Xem xong
mẹ Nhất nói: “Giỏi quá, uổng quá, một người tài năng Xê ạ. Nhưng mẹ xin
phép Trí đổi Nénuphards là hoa súng thay cho chữ Lotus là hoa sen vì cuộc
đời tu sĩ của chúng tôi ở đây chính là những hoa súng lên xuống theo con
nước và bập bềnh trôi nổi như mọi vật ở trong hồ chứ không dám tự hào
như hoa sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Trên đường trở về nhà thương Nam, vừa đi tôi vừa suy nghĩ về Trí, về sự
khiêm nhường của Trí là từ ngày về cho đến lúc chết, Trí chưa hề nói một
câu tiếng Pháp với bất cứ mẹ nào và lúc nào tôi cũng là người thông ngôn
cả. Biết Trí làm thơ, viết văn thì tôi lại càng áy náy hơn nhưng sự thật tôi
vẫn chưa hề biết Trí là nhà thơ có tiếng tăm ngoài đời.
14 giờ ngày 11/11/1940, một anh lao công kéo chiếc xe hai bánh (xe kéo
vào thời đó) chở chiếc hòm ván cây gòn rừng, xuống nhà thương rồi anh em
đọc kinh liệm xác, bỏ vôi và hoa rồi khiêng đến nhà thờ. Đúng 14 giờ 30,