chiến dịch HỒ CHÍ MINH lịch sử hoàn toàn giải phóng miền Nam thì tôi
mới hay ông Mại đã chết năm 1965.
Tháng 6/1957 tôi từ Campuchia về Rạch Giá (Kiên Giang) thì bỗng một
hôm nhận được thư của Hồ Hiếu Niệm tức kịch tác gia Thuận Sinh (tác giả
vở kịch xã hội “Tàn cơn ác mộng”) ở bệnh viện Chợ Quán yêu cầu tôi cho
biết mộ Hàn Mạc Tử ở Quy Hòa để cho gia đình thân quyến cải táng. Trả
lời thư cho Niệm, tôi kèm thêm một bản sơ đồ và chỉ rõ dấu vết tôi chôn
bằng hòn đá dưới chân Thánh giá để đi tìm. Tuy thư tôi chỉ dẫn mạch lạc, rõ
ràng, vẽ chính xác nhất nhưng tôi tự nhiên không tin có thể cải táng đúng vì
17 năm trường biết bao thay đổi ở nghĩa trang Quy Hòa.
Tháng 8. 1960, tôi nằm ở trại 10 bệnh viện Chợ Quán thì dượng rể tôi là
ông Bùi Tuân vào thăm và đưa cho tôi xem các bài báo Tràng An có nói về
Trần Thanh Mại và Quách Tấn đôi co nhau về bản quyền xuất bản thơ Hàn
Mạc Tử. Trong báo đó nhà phê bình Hoài Thanh đã viết ở Tràng An tập một
số 23 ngày 4/6/1942: “Hàn Mạc Tử chết chưa được bao lâu, vụ kiện này
xảy ra, khách bàng quan sao khỏi nghĩ hai ông Quách - Trần đương giành
nhau miếng ăn chung quanh một cái xác chết. Mà sự thật có như thế đâu”.
Và cũng báo Tràng An ngày 21 - 24/6/1942 thì ông Quách Tấn tự nhận là
đã ký giao kèo với gia đình Hàn Mạc Tử để giữ độc quyền xuất bản thơ của
Hàn Mạc Tử, vì vậy nên ông kiện Trần Thanh Mại trích thơ của Hàn Mạc
Tử không có phép của ông. Ông Trần Thanh Mại thì bảo là trích thơ Hàn
Mạc Tử là thực hiện lời di chúc của nhà thơ và thể theo ý muốn của gia
đình Hàn Mạc Tử mà đại diện là ông Bá Hiếu, em của Hàn Mạc Tử là một
người thừa kế của nhà thơ Ông Mại còn trưng bằng chứng là có sự ưng
thuận của chính Quách Tấn vì trong thư gửi ông Mại, ông Tấn đã viết:
“Nhân anh Chế Lan Viên sắp ra Huế, tôi gởi những bài thơ của Hàn Mạc
Tử cho anh mượn...”
Vụ án Hàn Mạc Tử lằng nhằng không đi đến đâu nhưng dư luận thì có ý
bênh vực Trần Thanh Mại vì cho việc tranh luận kiện tụng của Quách Tấn
là quá đáng. Nhưng theo lời ông Bùi Tuân nói với tôi thì vụ án có đưa ra tòa
ở Huế nhưng nhà văn Nguyễn Tiến Lãng ngồi ghế chánh án đã xử huề đôi
bên. Vì sự việc như vậy nên ông Bùi Tuân đã nói với tôi: “Cháu nên viết lại