dương xa xa và nói: “Dạ ở trên lũy ngoài đó đó!”. Trần Thanh Mại hướng
về chúng tôi chỉ và thở dài lắc đầu chịu thua khi ông nghĩ những tờ giấy
pelure mỏng đã bị rách rời khỏi tập thơ thì chắc chắn đã bị những cơn mưa
mùa Đông, mùa Xuân của miền Trung xóa nhòa nát vụn vảnh hay bị gió
núi, gió biển thổi tung bay muôn hướng. Sau khi biết không hy vọng kiếm
tìm gì hơn nữa, ông Mại đi lên chào các mẹ và đi một vòng ngắm nhìn Quy
Hòa trong buổi hoàng hôn rồi trở về Quy Nhơn.
Sau cuộc cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa mừng Quốc Khánh 2/9/1945 thì ở bệnh viện Quy Hòa xảy ra
nhiều lộn xộn nên tôi xin xuất viện. Ngày 17/10/1945, tôi ra ga xe lửa Quy
Nhơn chen lấn mua vé đi Sài Gòn. Sau khi mua vé xong tôi đi lên toa hành
khách thì thấy người hàng chật như nêm, đứng nhìn dáo dác một hồi, tôi bắt
đầu lách từng người và đến bên một ông khách ăn mặc âu phục rất chỉnh tề,
lịch sự nhưng có để kế bên một chiếc cặp da lớn. Tôi lễ phép nói: “Thưa
ông, nếu có thể được thì xin cho tôi ngồi ở nơi chiếc cặp da này”. Ông
khách quan sát tôi nhưng không nói chỉ lẳng lặng cầm chiếc cặp da lên cho
tôi ngồi xuống đó. Khi xe lửa bắt đầu chuyển bánh, ông khách mở cặp da
lấy ra một cuốn sách và xoay lưng ngang lại đọc nên tôi được dịp coi ké.
Những dòng chữ đầu dán vào mắt, tôi run lên vì quá rõ ràng: THƠ CẦU
NGUYỆN - ĐỀ TẶNG ANH XÊ - FRANOIS TRÍ. Từ Quy Nhơn vào Sài
Gòn, trừ lúc ăn và ngủ, tiêu tiểu, còn thì giờ khác tôi đều tranh thủ “coi
cọp” và lúc ông khách không xem thì tôi mượn coi nên khi đến ga Mương
Mán của Phan Thiết thì tôi đã xem hết cuốn THÂN THẾ và THI VĂN
HÀN MẠC TỬ của Trần Thanh Mại. Nhờ may mắn xem cuốn sách này, tôi
mới biết anh Trí là nhà thơ Hàn Mạc Tử đã có danh tiếng lúc chưa mắc
bệnh và ông Mại là một nhà văn phê bình và viết truyện ký danh tiếng.
Nhưng ngay khi ấy tôi thấy có nhiều chỗ ông Mại viết về Quy Hòa còn sót,
nhất là diễn tả chưa đúng sự thật những ngày Trí ở Quy Hòa cũng như ngày
ông vào gặp tôi và thăm mộ Trí. Tôi định bụng sẽ viết thư cho ông Mại để
bổ túc nhưng chiến tranh Việt Pháp bùng nổ lớn đến 9 năm sau thì Hiệp
định Genéve 20/7/1954 tạm chia cắt hai miền Nam Bắc và ông Mại đã theo
tiếng gọi Tổ Quốc đi tập kết ra Bắc. Và sau Đại thắng mùa Xuân 1975, với