đếm bước, người thanh nữ kia thì đã khóc tự lúc nào nên không thể “tò mò”
muốn biết cô là gì của anh Trí. Đến mộ anh Trí rồi tôi quay về ngay vì bận
nhiều công việc tuy có thấy cây Thánh giá mộ anh Trí đã rớt ngã bên đường
(bây giờ nhờ Phạm Xuân Tuyền trực tiếp gặp bà Mai Đình tôi mới biết
người thanh nữ khóc nức nở lúc đó là bà Mai Đình và người thanh niên là
bạn trai làm ở ngành đường sắt Quy Nhơn “hộ vệ” bà vào Quy Hòa).
Đầu mùa Thu 1941, tôi đang làm việc thì Mẹ Nhi: Mère Marie St-
Venant, Phó Giám đốc bệnh viện cho gọi tôi lên gấp nhà dòng thì Mẹ chỉ
người ngồi trong phòng khách là một thanh niên tuấn tú, ăn vận âu phục
trắng trông rất lịch sự: “Đây là ông Trần Thanh Mại ở Huế vào gặp con”.
Tôi gật đầu chào thì ông Mại lịch sự đứng dậy bắt tay tôi nói: “Rất hân
hạnh và vui mừng được gặp anh Nguyễn Văn Xê”. Và tôi, qua cái xiết tay
của ông Mại cũng đáp lễ: “Dạ tôi cũng rất hân hạnh được gặp ông”. Sau khi
chào mẹ Nhi, chúng tôi đi song song ra mộ Trí và trên đường đi ông Mại
hỏi tôi rất nhiều về Trí từ lúc mới vào cho đến khi yên nghỉ ngàn thu. Ông
nói chính Mẹ Venant, Mẹ Juetta đã nói về tôi và Trí, ngoài ra lưu ý ông Mại
rằng chỉ còn tôi biết rõ nhất về sinh hoạt của Trí, hiện tôi là người đang giữ
tập thơ di cảo của Trí. Tôi thủy chung như nhất, kể rành rọt khúc chiết về
những ngày Trí ở Quy Hòa cho ông Mại nghe vì tôi nghĩ chính Trí đã căn
dặn ở “di ngôn” là phải báo ngay cho Trần Thanh Mại và Quách Tấn là Trí
đã chết ngày tháng nào. Sau khi nghe tôi kể vanh vách rồi thì ông Mại đứng
trầm tư mặc niệm trước mộ Trí. Qua những phút suy tưởng ông Mại hỏi tôi:
“Anh Xê, tập thơ CẦU NGUYỆN là của anh nhưng vì sự nghiệp thi ca của
Trí ngày mai nên tôi xin anh cho tôi mượn một thời gian ngắn để làm một
tài liệu nghiên cứu”. Tôi sốt sắng trả lời ông Mại ngay: “Thưa ông, tôi rất
sẵn lòng đưa ngay cho ông mượn nhưng rất tiếc là tôi đã trao cho dượng rể
tôi là nhà văn Bùi Tuân hồi cuối hè vừa rồi!”. Nghe tôi nói ông Mại gật đầu
nhưng nét mặt biểu hiện nhiều suy nghĩ nên lại hỏi tôi tiếp: “Còn tập THƠ
ĐỜI của Trí thì để tặng cho ai, như lúc nãy anh có nói với tôi”. Tôi trả lời
ngay: “Đó là anh Phạm Văn Trung, cũng là một bệnh nhân ở đây và có mở
một quán hàng tạp hóa nhỏ”. Ông Mại nhíu mày hỏi tôi như ngạc nhiên:
“Anh Xê có hiểu nguyên nhân nào Trí đã tặng anh Trung tập THƠ ĐỜI