Xiêm áo đêm nay tề chỉnh quá
Muốn ôm hồn cúc ở trong sương
Sau đó, 1934, chàng bỏ việc vào Sài Gòn viết văn làm báo. Khi sức khỏe
suy yếu, có thể biết mình bị chứng nan y, 1936, Hàn về lại Quy Nhơn. Nàng
rời Quy Nhơn theo gia đình về Huế. Sau đây là lời Hoàng Cúc, tên thật là
Hoàng Thị Kim Cúc, trong một lá thư gửi cho Quách Tấn ngày 15-10-1971.
(Sau khi được tin Hàn bị bệnh nặng) “Thay vì viết thư thăm, tôi gửi bức
ảnh phong cảnh vừa bằng cái carte visite. Trong ảnh có mây, có nước, có
chiếc đò ngang với cô gái chèo đò, có mấy khóm tre, có cả ánh trăng hay
ánh mặt trời chiếu xuống nước. Tôi viết sau tấm ảnh mấy lời hỏi thăm sức
khỏe Tử rồi nhờ Ngâm trao lại. Sau đó một thời gian, tôi nhận được bài thơ
Đây thôn Vỹ Giạ và một bài khác nữa do Ngâm gửi về...”. (Hoàng Tùng
Ngâm, bạn thân của Hàn, là em con chú với bà Kim Cúc).
Chứng từ giúp ta hiểu thêm hoàn cảnh sáng tác, nhưng bài thơ không
phải là minh họa cho tấm bưu ảnh. Điều đặc biệt là không khí trong sáng,
dịu dàng của tác phẩm hoàn toàn tương phản với căn bệnh ngặt nghèo đang
vào thời kỳ cuối của tác giả, lúc đó. Theo hồi ký của Nguyễn Bá Tín, em
ruột:
“Những năm 1938-1939, nhất là năm 1939, anh đau dữ dội hơn hết.
Tâm trạng anh biến đổi nhiều qua thơ anh. Giai đoạn này anh sống nửa mơ
nửa thực, thường hay xuất thần không biết gì (tr.90).
Trích dẫn hai khổ thơ đầu, ông Tín cho thông tin: “Hai loại thơ nói trên
được sáng tác trong cùng một giai đoạn, trong cùng một hoàn cảnh bệnh
tật. Cùng trong túp lều tranh xơ xác, dưới cây phượng vĩ tàn tạ, bên bờ biển
hoang vắng mà hai trạng thái tâm hồn hoàn toàn khác biệt nhau tùy theo
cảm hứng. Tâm trí anh từ ngày đau nặng, vẫn mơ ước thoát khỏi thân tàn
ma dại, khỏi không gian và thời gian...”
. Trong một hồi ký vừa được in
thành sách mới đây, 2010, Bùi Tuân, bạn thân Hàn Mạc Tử đã xác nhận đời
sống cơ cực này, tại một xóm nghèo cạnh Quy Nhơn.
Như vậy, chúng ta đã có cái khung về hoàn cảnh sáng tạo bài thơ, giữa
1939. Nhưng văn bản xuất hiện lần đầu, ở đâu, thì chúng tôi không biết, chỉ