GÁI QUÊ - Trang 93

PHẦN TƯ LIỆU

Nghĩ về đổi mới thơ từ trường hợp Hàn Mạc Tử

1. Hàn Mạc Tử: một đỉnh núi lạ
Từ địa hạt thơ Đường bước sang lãnh địa thơ lãng mạn rồi thơ tượng

trưng, Hàn Mạc Tử đã có đóng góp không nhỏ cho công cuộc cách tân thi
ca Việt Nam. Thơ của Hàn Mạc Tử không chỉ mới ở thi tứ và ngôn từ, mà
còn mới ở cách thức giải phóng yếu tố cá nhân trong những giấc mơ vô
thức, ở sự thể hiện “vũ trụ tinh thần” bí ẩn hoàn toàn siêu nghiệm, siêu linh.
Hàn Mạc Tử cùng với nhiều nhà thơ khác trong Trường thơ Loạn và nhóm
Xuân Thu nhã tập đã đổi mới phương thức trữ tình bằng cách kéo gần thơ
tới âm nhạc. Thi sĩ “dùng chiếc sáo của mình, chơi những điệu mình thích”
(Mallarmé), biến nhạc thơ thành một thứ nhạc chiêu hồn, gợi lên những sắc
thái tinh tế nhất của tâm trạng và những cảm niệm mơ hồ, kì lạ.

Vườn thơ của Hàn Mạc Tử “rộng rinh không bờ bến”.
Nhưng vườn thơ của Hàn Mạc Tử có phải được dựng lên một cách dễ

dàng? Hoài Thanh kể: “Đương thời người ta mạt sát Hàn Mạc Tử nhiều
lắm, họ bảo: Hàn Mạc Tử thơ với thẩn gì, toàn nói nhảm.” Còn Xuân Diệu,
sau khi tuyên bố vẻ chắc chắn: “Hàn Mạc Tử không phải hạng ‘chân thi’
sĩ”, đã thẳng thắn đề nghị: “Người thơ ấy tốt hơn cứ tỉnh táo mà ‘yên lặng
sống’.” Chưa ai công bằng khi đứng trước tài thơ, nguồn thơ lạ lùng của
Hàn Mạc Tử. Chưa ai công nhận những câu thơ siêu linh-mới cho đến tận
hôm nay.

Chỉ có Chế Lan Viên sớm nhìn ra tài thơ, con đường thơ của thi sĩ họ

Hàn. Ông nói: “Mai kia, những cái tầm thường, mực thước sẽ mất đi, còn
lại chút gì đáng kể của thời này, đó là Hàn Mạc Tử.” Lời tiên đoán ấy, ngoài
Chế Lan Viên, không ai viết nổi. Phải can đảm lắm, Chế Lan Viên mới viết
lời giới thiệu xác quyết mạnh mẽ nhường đó.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.