sông Trần Hữu Lan là do suối Sa Lý Tiên, suối Lạc Lạc, suối Cầu Vồng,
suối Bất Động núi A Lý Sơn, suối La Na, suối Quận Khanh bắt nguồn từ
dãy núi Ngọc Sơn hợp lưu mà thành.
Ngoài ra còn có rất nhiều những phụ lưu độc lập, bao gồm khe Thanh
Thủy, suối Đông Bộ Nhuế, suối Thủy Lý và vô số những dòng suối từ trong
rừng núi chảy ra, làm phong phú cho lưu lượng nước và tăng thêm sức sống
cho dòng sông Trọc Thủy này.
Việc hình thành một con sông lớn, cần sự hợp lưu của vô số những
dòng nước nhỏ, có thế nó mới có thể cuồn cuộn chảy. Đài Loan với địa
hình của một hòn đảo, khoảng cách giữa núi và biển cực kỳ ngắn ngủi, một
khi mùa mưa đến, dòng nước xiết cuồn cuộn từ trên núi cao đổ xuống vùng
đồng bằng, tứ bề mờ mịt, hình thành những nhánh lớn nhỏ hình dẻ quạt,
không có dòng chảy cố định. Dòng chảy vùng hạ du sông Trọc Thủy
thường thay đổi theo địa hình, cả đồng bằng Chương Vân đều được coi là
lòng của sông Trọc Thủy, bốn nhánh chính tương đối lớn trên đồng bằng, từ
bắc sang nam lần lượt là sông Đông Loa, Tây La, Đuôi Hổ, Bắc Cảng. Cho
đến nay bản đồ lưu vực sông Trọc Thủy mà chúng ta thường thấy trên bản
đồ, vẫn vẽ thành những dòng chảy quanh co hình lưới được hội tụ từ vô số
những dòng sông nhỏ. Tuy nhiên, trên thực tế, công trình đê phòng hộ sông
Trọc Thủy hoàn thành thời Nhật trị trăm năm trước, đã đóng khung dòng
chảy lại trong sông Tây Loa, trở thành dòng sông đơn nhất, các nhánh khác
chỉ là kênh phụ mà thôi.
Lộ trình dòng chính chảy ra biển, đi qua các hương trấn ở bờ bắc gồm
Nhị Thủy, Khê Châu, Trúc Đường, Đại Thành thuộc địa phận huyện
Chương Hóa, bờ Nam gồm Lâm Nội, Thích Đồng, Tây Loa, Nhị Luân,
Luân Bối, Mạch Liêu thuộc huyện Vân Lâm; con đê ven bờ nối liền với đê
biển, sau đó quay về eo biển Đài Loan.
“Gạo Trọc Thủy” nổi tiếng thơm ngon, không những “nức tiếng cảng
trên, lừng danh cảng dưới” ở đảo Đài Loan, mà còn được khách hàng nước