GÁNH VÁC NGỌT NGÀO - Trang 142

Cho đến nay ven sông vẫn có rất nhiều làng mạc, dùng “bãi phía

đông”, “bãi phía tây” để gọi tên; cũng có rất nhiều tên gọi của làng có liên
quan đến phương hướng, địa hình dòng chảy, như Khê Châu, Tam Điều
Quyến, Khê Thổ, Thủy Vĩ, Quyến Liêu; hoặc vẫn dùng các tên như Khê
Để, Khê Bộ, Hạ Thủy Bộ…

Việc khai khẩn đất lòng sông chủ yếu là dựa vào việc xây dựng công

trình thủy lợi, xây đập, đào kênh mương, dẫn nước sông Trọc Thủy tưới
cho đồng ruộng, để có lợi cho canh tác. Còn bãi đất giữa sông hoang vu, có
vô vàn đá nhặt không hết, cỏ dại trừ bỏ không xuể, phí thời gian sức lực,
hơn nữa còn có những “ruộng sụt” dễ khiến người, gia súc sa vào. Hồi còn
trẻ, tôi vẫn thường thấy một số khoảnh ruộng địa thế tương đối thấp trũng,
đã xảy ra tình trạng nguy hiểm này rồi.

Cải tạo đất, ngoài việc không ngừng bón phân, còn có phương pháp tự

nhiên giản tiện nhất, đó là dẫn nước từ sông Trọc Thủy tưới cho đồng
ruộng. Nước sông này chứa rất nhiều phù sa đen từ miền núi thượng nguồn
đổ về, có thể lắng xuống ruộng, càng lắng càng dày, trở thành loại đất phì
nhiêu.

Sông Trọc Thủy, mạch máu chính của vùng Trung Đài Loan, kéo dài

ra vô số nhánh huyết quản nhỏ, tưới cho những cánh đồng rộng lớn. Đời
sống nông nghiệp cố nhiên khó làm nên kỳ tích, khó làm ra vinh hoa phú
quý, nhưng đã nuôi dưỡng chúng ta, sinh sôi con dân đời đời kiếp kiếp.
Giẫm lên mảnh đất này, nghĩ về công khai khẩn cần mẫn vất vả của tiền
nhân, ân trạch của mặt đất này đáng dựa dẫm tin cậy như vậy, chẳng lẽ
chúng ta không kính cẩn nghiêng mình?

Năm 2005

Tạp chí Nguồn nước mới số 1

Nguyễn Thanh Diên dịch.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.