pháp cỡ lớn. Bức bên trái là một trích đoạn lời của biên đạo múa sinh ra ở
Gia Nghĩa là Lâm Hoài Dân khi biên đạo điệu Hành thảo đã bàn về thư
pháp. Bức bên phải có đề mấy câu thơ của tôi:
Hóa ra hòn đảo nhỏ bé
Vẫn có nỗi nhớ quê hương của chính chúng tôi
Hóa ra nỗi nhớ quê hương duy nhất của chúng tôi
Chính là mảnh đất đang đứng này
Bởi vì thân thuộc nhưng không đủ lãng mạn Nhưng là yêu thương và
gánh vác mãi mãi (Chúng tôi cũng có nỗi nhớ quê hương của mình)
Hai bức thư pháp này mỗi bức chiều ngang khoảng 1m6, chiều dài
khoảng 4m, đều do một tay cô Dư Bích Châu là thư pháp gia vùng Gia
Nghĩa viết ra. Theo lời cô Dư, khi viết bức thư pháp có những câu thơ của
tôi, cô ấy đã loay hoay mất một hai tháng, tổng cộng đã viết 67 lần, hoặc là
viết nửa chừng bỏ dở, hoặc đã viết trọn vẹn cả đoạn nhưng không vừa ý
nên lại bỏ đi. Mãi cho đến một hôm thức dậy vào sáng sớm, tinh thần sảng
khoái, chợt có cảm hứng thì bà mới hoàn thành được một mạch.
Cô Dư nhỏ nhắn, xinh đẹp, nghĩ đến cảnh cô ấy trải giấy tuyên ra mặt
đất hết lần này đến lần khác, phủ phục ra nắn nót từng chữ, đó hẳn là khung
cảnh làm cảm động lòng người đến nhường nào.
Mối duyên nợ giữa tôi và Tòa án địa phương Gia Nghĩa không phải vì
tôi phải ra tòa thẩm vấn, hay liên quan đến các kiện tụng hình sự, mà bởi vì
vị quan tòa làm việc ở đây là Liêu Chính Thắng đã liên hệ với tôi thông qua
các học trò trước đây tôi dạy để mời tôi đến nói chuyện về văn học. Lần
đầu tiên bước vào Tòa án địa phương Gia Nghĩa, tôi rất ngạc nhiên, trên
bản thông báo ở lối đi vào tham quan tòa án có dán rất nhiều thông tin về
văn học nghệ thuật. Khi đi qua mỗi dọc hành lang, tôi đều dừng chân ngắm