rừng cây rợp bóng mát cho môi trường Đài Loan, cho con em Đài Loan,
góp thêm một chút công sức làm giảm bớt sự nóng lên của trái đất.
Từ đó có thể dẫn dắt xu thế, thực hiện rộng rãi “thụ táng”, “Tro cốt
người mất dựa vào cây/ Mai táng hoặc rải vào lùm hoa”. Càng không cần
chiếm đất xây thêm những tòa tháp chứa cốt cao vút, gây sự phản đối tranh
giành. Thực sự nhìn thoáng ra một chút, giữ lại một lọ cốt, một nhúm tro,
liệu có ý nghĩa gì?
Liêu Vĩnh Lai - người bạn thơ thân thiết của tôi, từng tham gia vô số
phong trào bảo vệ môi trường; sau khi rời khỏi chính trường, quay về quan
tâm văn hóa, ông cùng người bạn đến thăm vườn cây nhà tôi, nhân tiện tôi
dẫn họ ra nghĩa trang thăm khu vườn đã trồng hai trăm gốc ô tâm thạch,
trình bày với họ viễn cảnh ước mơ về nghĩa trang rừng.
Liêu Vĩnh Lai từng giữ chức Chủ tịch huyện Đài Trung, hiểu rõ quy
định hành chính, ông nói trong nhiệm kỳ ông làm chủ tịch huyện, để thực
hiện mỗi hương trấn một khu rừng, kể cả thu hồi đất, tiêu hết bảy tám trăm
triệu Đài tệ. Còn đất nghĩa trang là thuộc sở hữu của chính quyền, chỉ cần
Chủ tịch hương trấn đồng ý, quy hoạch, các nhà hảo tâm, doanh nghiệp tài
trợ, thì việc biến nghĩa trang thành rừng có thể thực hiện. Thật đáng làm.
Liêu Vĩnh Lai hết sức tích cực, nhiều lần liên hệ với tôi, cho ý kiến,
gợi ý có thể tìm thêm mấy người cùng chí hướng, thành lập “Ban vận động
phát triển nghĩa trang rừng”, phổ biến ý tưởng và dự án cụ thể này đến các
huyện thị, các hương trấn khác, ông tin chắc chắn sẽ được hưởng ứng nhiệt
liệt.
Phẩm chất cuộc sống của bất kỳ người nào đều liên quan mật thiết với
cả môi trường xã hội, tuyệt nhiên không thể đặt mình ra ngoài nó. Đài Loan
có rất nhiều doanh nhân tỉ phú, trong đó những người không quên trách
nhiệm xã hội, muốn làm điều gì đó có ý nghĩa cho quê hương có lẽ cũng
không ít. Nếu các doanh nhân xuất thân từ các hương trấn trở về quê “nhận