GÁNH VÁC NGỌT NGÀO - Trang 171

Có mấy người bạn thân nửa đùa nửa thật rằng: Tôi cũng muốn đến đây

nhận một cây để sau này gửi tro cốt, làm nơi an nghỉ cuối cùng.

Đúng vậy, thụ táng, chính là một viễn cảnh mơ ước khác của nghĩa

trang rừng.

Với tập tục mai táng phổ biến hiện nay - thổ táng, thì cuối cùng vẫn

phải cải táng, cho xương cốt vào tiểu, rồi để vào tháp; tro cốt sau khi hỏa
táng, cũng phải cho vào tháp như vậy.

Tháp lưu giữ cốt chẳng khác gì một chung cư tắc nghẽn, từ phòng

dưới đất cho đến tầng nóc trên cao giống như cái “tủ đựng đồ” tầng tầng
lớp lớp, chi chít chằng chịt. Mà cho dù tháp có nhiều chỗ hơn, nhưng vì
“chỉ có vào không có ra”, nên vẫn rất dễ “nhét đầy thành nạn”, một chỗ
cũng khó tìm. Thế là, đâu đâu cũng quy hoạch xây thêm tháp, tư nhân có,
nhà nước có, trở thành một nghề mới nổi, thậm chí có vị lãnh đạo chính
quyền địa phương thừa cơ xây “khu quàn cữu và mai táng” rất lớn.

Thú thực, mỗi lần tôi vào bên trong tháp chứa cốt, tìm đến ô để lọ cốt

tổ tiên, cha mẹ, mở cửa hòm ra, thường dấy lên một ý nghĩ: sau này, mình
không cần chen chúc ở đây, chẳng thà đem tro cốt rải vào đại tự nhiên bao
la rộng lớn còn hơn.

Khi sinh mệnh thể xác kết thúc, nếu không có linh hồn, thì việc lưu lại

một cái tiểu hài cốt hay một lọ tro cốt, chẳng cần đến hai ba đời, đã không
còn ai nhớ đến nữa, vậy thì có ý nghĩa gì? Năm tháng dài lâu, cuối cùng rồi
cũng mất; còn nếu có linh hồn, thì nhốt trong các hòm nhỏ như vậy lại càng
khó chịu.

Quan niệm tro cốt trở về với tự nhiên đã ngày càng được nhiều người

chấp nhận. Tôi đoán chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành xu thế phổ biến. “Công
viên rừng” vừa có thể dẫn dắt phong trào, vừa là sự chuẩn bị để đón chào
trào lưu mới.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.