Chương sách đó mang tên: Hình ảnh của cuộc sống trước khi ra đời, từ khi
“noãn được các tinh trùng vây quanh” cho đến “sáu tháng: bào thai đang
mút ngón tay cái”.
Chị chăm chú nhìn hai bàn tay nhỏ xíu với làn da trong suốt để lộ những
tĩnh mạch và rồi đôi lông mày, trên vài tấm ảnh người ta đã thấy được chả
chân mày.
Sau đó, chị giở thẳng tới chương: “Khi nào tôi sẽ lâm bồn?”. Có một bảng
tính ngày sinh dự kiến. (“Chữ số đen: ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối. Chữ
số màu: ngày sinh dự kiến.”)
Vậy là em bé của ta sẽ sinh nhằm ngày 29 tháng Mười một. 29 tháng Mười
một là ngày gì vậy nhỉ? Chỉ ngước mắt nhìn và đụng ngay tờ lịch Bưu điện
treo ngay cạnh lò vi sóng… 29 tháng Mười một… lễ thánh Saturnin.
Saturnin, đấy lại là chuyện khác! Chị mỉm cười tự nhủ.
Chị bỏ quyển sách xuống mà không đánh dấu trang đọc dở. Ít khả năng chị
sẽ mở ra một lần nữa. Bởi vì phần còn lại sẽ là: chế độ dinh dưỡng cho bản
thân thế nào?, chứng mỏi lưng, các vết nám khi mang thai, các vết rạn, sinh
hoạt tình dục, con của bạn sẽ bình thường chứ? Chuẩn bị thế nào cho kỳ
sinh nở?, sự thật về cơn đau chuyển dạ, vân vân. Về tất cả những chuyện
này, chị hơi có phần coi thường hay nói đúng hơn là không mấy quan tâm.
Chị có lòng tin.
Chiều nào chị cũng buồn ngủ ríu cả mắt và khẩu phần các bữa ăn đều được
bổ sung những miếng dưa chuột bao tử Nga đại bự.
Ngay trước khi kết thúc tháng thứ ba là lần khám bắt buộc đầu tiên ở chỗ
bác sĩ phụ khoa. Để tiến hành xét nghiệm máu, hoàn tất giấy tờ bảo hiểm,
để có giấy chứng nhận thai sản trình lên giám đốc nhân sự.
Chị tranh thủ ghé qua phòng khám vào giờ ăn trưa. Trong lòng chị nhiều
xúc cảm hơn so với vẻ ngoài.
Chị lại đến khám ở chỗ ông bác sĩ đã hộ sinh thằng con cả.
Họ nói lan man hết chuyện này đến chuyện khác: thế còn chồng bà, công
việc thế nào? Thế còn công việc của bà, tiến triển tốt chứ? còn bọn trẻ,
chuyện trường lớp ra sao? cả ngôi trường đó nữa, bà thấy thế nào?
Ngay cạnh giường dành cho bệnh nhân đến khám là máy siêu âm. Chị nằm