CHƯƠNG
VII
Cô Therese Weichbrodt
lưng gù, chỉ cao hơn cái bàn một chút.
Năm nay, cô bốn mốt tuổi, xưa nay không hề chú ý đến việc trang điểm
người mình, ăn mặc như bà già sáu, bảy mươi. Trên mái tóc xoắn tít màu
tro, quấn từng lớp, chụp chiếc mũ mềm, cái nơ màu xanh lá cây thắt trên mũ
rủ xuống đôi vai bé nhỏ như vai trẻ con. Ngoài chiếc kim cài ngực mặt sứ
hình bầu dục to tướng, có vẽ ảnh mẹ ra, xưa nay trên cổ áo vét màu đen lạnh
lẽo của cô chưa hề có thêm món trang sức nào khác.
Đôi mắt cô màu nâu, thông minh sắc sảo, cái mày hơi quặp xuống; khi cô
mím chặt đôi môi mỏng dính lại, trông thật cứng rắn và quả quyết... Dáng
người thấp lùn, cử chỉ dứt khoát, tuy thấy không khỏi buồn cười nhưng cũng
làm cho người ta phải kính nể. Điều này chắc phần lớn là do cách ăn nói của
cô. Lúc nói chuyện, cái cằm dưới của cô đưa đi đưa lại, đầu cô lắc lia lịa để
hỗ trợ cho giọng nói. Cô không hề nói lẫn tiếng địa phương nào, phát âm rõ
ràng, chính xác, hết sức nhấn mạnh từng âm tiết. Nhưng các nguyên âm thì
cô thường cố ý đọc thật mạnh, ví dụ như “butter” đọc thành “botter”, thậm
chí còn đọc là “batter”. Làm như cô thường gọi con chó con suốt ngày kêu
oăng oăng của mình là “Bobby”, chứ không gọi là “Babby”. Có lúc cô nói
với một em học sinh nội trú: “Em không nên ngóc
vừa quắp ngón tay trỏ lại, gõ xuống bàn hai cái, cóc cóc. Ấn tượng cô để lại
cho người khác là như thế, hầu như không hề thay đổi. Những khi Popinet,
người Pháp, uống cà phê bỏ quá nhiều đường thì cô Weichbrodt nhìn lên
trần nhà, gõ ngón tay xuống bàn, lẩm bẩm:
“Nếu là tôi thì tôi sẽ lấy cả liễn đường!”, làm Popinet đỏ cả mặt.
Hồi nhỏ, - trời ơi, hồi nhỏ chắc người cô bé tí tị! - Cô Therese Weichbrodt
thường thích người ta gọi mình là “Sesemi”, cho đến nay cô vẫn giữ cái tên