- Đồng ý. Xong mục thiếu nhi. Đề nghị bàn thêm phần đấu tranh
chánh trị. Tổ mình mười tám người mà chỉ có bốn đồng chí nhận đi đấu
tranh, ít quá, các bà các chị lại chê chị em mình thiếu tinh thần... Nè, cất
giùm mấy chuỗi cườm đi cái đã, săm soi hoài!
Các cô gái Kỳ Bường có một lối diện mới. Thấy các anh chị thoát ly
từ vùng núi xuống thường đeo trên tay những chuỗi cườm nhiều màu của
đồng bào Thượng cho, các cô đua nhau xin hoặc mua cườm về đeo, vừa
làm đỏm lại vừa tỏ ra mình đã hoặc sắp xông pha trăm sông ngàn núi.
- Chẳng lẽ tụi mình thấy đấu tranh khó mà đẩy hết cho các bà các chị?
Các cô đang cười bỗng lặng im.
Chị Năm Tân phó chủ tịch đã nói suốt một buổi, các cô vẫn tranh nhau
xin vào du kích và tránh "đi trực diện". Hễ nghĩ đến lúc gặp bọn ác ôn,
chúng nó nói như đấm vào tai, quất roi trên đầu, bóp vú, xé áo, các cô đã
tức lộn ruột lên rồi. Ấy là chưa tính đến chuyện bị bắt, bị hiếp. Cầm súng
vác chông đi đánh chúng là sướng nhất. Ác cái xã đội chỉ chọn con trai vào
du kích. Các cô thắc mắc om lên. Nhiều cô tự ý may mũ ka ki của Quân
giải phóng, mua tấm dù ngụy trang bảy chục đồng, mượn lựu đạn đeo lưng,
đi dạo một vòng quanh chợ quanh ga rồi về báo cáo với xã đội: "Đằng nào
tôi cũng lộ rồi, bất hợp pháp rồi, không đi trực diện được. Phải cho tôi vô
du kích!". Vẫn không ăn thua.
Ngọ năn nỉ, thúc giục. Một cô nói lùng bùng như dỗi:
- Hồi hiệp thương cũng đấu tranh chánh trị đó, cả nhà tôi còn sẹo trên
lưng. Tôi là tôi oánh chết bỏ. Sẹo đạn vinh quang hơn sẹo roi!
- Chị Năm nói rồi: Tình hình trước khác, bây giờ khác...
- Ai đi được cứ đi. Gia đình tôi tình nghi can cứu, cô lập loại A quản
thúc tại xã, hồ sơ dày cả tấc, hễ tôi ló mặt khỏi ga Đồng Mè là tụi nó băm