GIA ĐÌNH MÁ BẢY - Trang 220

- Đồng chí Trưng bằng lòng rồi mà... Chị em nao nức lập công lắm.

Đội nào cũng năn nỉ xin cho đủ mỗi cô một súng. Liệu giải quyết được bao
nhiêu?

Xã đội trưởng Trưng ngồi bó gối, nín lặng.

Bàn thì thông, ra về anh lại do dự. Anh vẫn không muốn giao súng cho

con gái. Xã đội phó Sỏi dựa vào anh, cản Sâm không cho đi chiến đấu.
Nhưng anh đắn đo vì những lẽ khác với Sỏi: Anh sợ các cô làm hỏng việc,
không đánh được giặc mà lại quẩn chân anh em, bị giặc bắt chịu đòn không
nổi sẽ khai lung tung, và nguy nhất là để mất súng.

Hồi đánh Pháp, Trưng ở bộ đội chủ lực trong bốn năm, sau ốm nặng

phải giải ngũ, mới nhận một chân thôn đội phó thì đã ngừng bắn. Anh chỉ
kịp thấy một tổ nữ du kích bị địch giết sạch và lấy mất súng, trong trận
chống càn cuối cùng của cuộc kháng chiến trước. Ra khỏi nhà tù Mỹ -
Diệm, anh lấy vợ, có con. Vợ anh quanh năm ốm vặt, nhút nhát đến nỗi ban
đêm không dám đi đái một mình, phải ẵm con theo cho đỡ sợ.

Con người hay chịu ảnh hưởng của những ấn tượng không tiện nói ra.

Chúng dần dần ăn sâu vào nếp nghĩ như gỉ sắt, biến thành một ám ảnh khó
xóa. Muốn tẩy chúng đi phải có những ấn tượng mới. Nhưng anh Trưng đã
đánh trên ba chục trận lớn nhỏ mà chưa thấy con gái giết được giặc bao
giờ, để khỏa lấp cái hình ảnh đau đớn của ba cô gái trần truồng mất đầu.
Anh không đoán được những cô em mà anh rất mến sẽ đánh chác thế nào
cho ra hồn. Thà để các cô ấy động viên, băng bó, đem cơm nước cho anh
em còn lợi gấp mấy. Thà người cầm súng ít mà tinh...

Trưng ngước nhìn Dõng, chờ đợi. Dõng biết cái nhìn ấy có nghĩa gì.

"Tôi ngần ngại vì lo việc chung, đâu phải vì lợi lộc riêng tôi. Nhưng đồng
chí bí thư trẻ quá chưa qua kháng chiến, phó bí thư là phụ nữ ắt bênh chị
em. Ở đây anh là người đủ uy tín để quyết định...". Hiểu như vậy nên Dõng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.