Chị được cử làm tổ phó một tổ đấu tranh chính trị. Chị làm công tác
với cái sốt sắng hơi rối rít của những người lần đầu lãnh việc lớn. Rồi
chồng chị về. Qua những lúc thủ thỉ với chồng, chị sửng sốt khi thấy mình
hiểu Cách mạng hơn chồng nhiều quá, phải giảng cho chồng nhiều quá.
Ngày trước anh hay đánh chị, chửi chị là ngu, đần, ăn hại. Bây giờ ấy à,
cho vàng anh cũng không dám nói nặng một câu làm thuốc! Qua một mùa
đồng khởi, chẳng những nhà chị thêm ruộng, thêm trâu, mà riêng chị cũng
khôn lớn hẳn tuy chị không tự biết. Người ngồi trên thuyền chỉ biết mình đi
xa khi nhìn lại tảng đá trên bờ. Chị chia lòng biết ơn nồng nàn của chị ra
hai phần: phần lớn giành cho Cách mạng, còn phần kia để riêng cho má
Bảy. Má không nhận mặc má, chị cứ nhất định đền ơn má bằng trăm nghìn
sự săn đón nho nhỏ của con đối với mẹ.
Má vùi lửa, tắt đèn, ra sân. Má không cần đuốc, cũng không cần
ngửng đầu, nhìn khoảng trời sao kẹp giữa hai hàng bóng tre để nhận ra lối
đi trong các ngõ xóm đen kịt. Má quen đất quen làng đến cái mức có thể
nhắm mắt bước thuộc lòng, chỉ ngửi mùi cũng phân biệt từng gốc cây. Con
tắc kè trên ngọn dừa vội chậc chậc lưỡi, rồi buông dõng dạc sau lưng má:
"Cắc... kè!". Tiếng nó vang to như loa gọi ra quân, mỗi lúc một gấp, và
chấm dứt bằng một chuỗi cười giòn giã. Nó chào tiễn má. Bom đạn đến
mấy nó vẫn cứ sống. Nó có cái sức sống kỳ lạ của đất Kỳ Bường đang kéo
da non trên những hố bom đỏ loét.
Xuống đến Đồng Trầu, má rẽ vào đưa cho Sâm mấy thang thuốc nam
chữa đòn của ông Nhâm biếu. Ông thường khoe: "Cả họ nhà tôi mắc cái tật
hay đánh lộn với lính tuần, không mất giống cũng nhờ mấy bài thuốc gia
truyền này đó bà". Sâm uống thử một thang, thấy hay. Ông vừa cắt thêm ba
thang nữa, mất cả một buổi đi tìm cho đủ các vị thuốc.
Cán bộ xã đang họp ở nhà anh Trưng, soát lại lần nữa cái kế hoạch
bước một "toàn dân làm địa đạo". Má Bảy dòm qua cửa, vừa lúc Sâm bắt