Nhưng thật ra, những người trong thời đại ấy [2a] ngày thường không
biết sẽ làm việc gì ? Lúc đi cũng không biết sẽ đi đến đâu ? Cả đời già chết
không qua lại nhau, lại ở khoảng giữa trời đất minh mông rộng lớn, núi
sông cách trở, hiểm yếu, mà kiến thức của con người thì có hạn, ví như
dừng chân đứng nơi bờ biển, phóng tầm con mắt trông ra ngoài khơi, chỉ
thấy lai láng mờ mịt, mặt nước sát với chân trời, không ến được nữa, bèn
chỉ chỗ mình trông thấy nhận cho là chỗ trời đất tận cùng, như vậy đâu
phải là lời nói đã do sự thấy biết một cách chắc chắn rõ ràng.
Vậy cho nên đời vua Thần-nông địa giới phía nam đến Giao-chỉ, đời vua
Hoàng-đế phía nam đến sông Giang, đời Ngu-thuấn Hy-thúc trắc nghiệm
khí hậu cũng chỉ đi đến Nam-giao; đời Hạ-vũ tuần hành phía nam, hội chư-
hầu cũng tại Đồ-sơn (huyện Thọ-xuân tỉnh An-huy), ấy là cứ theo chỗ thanh
giáo phổ cập và dấu chân đi đến mà biên chép theo sách vở đó thôi. Còn
ngoài ra thế nào, phải đợi người đời sau, chứ chưa có thể cứu xét đến
cùng. Vậy thì Gia-định của nước ta [2b] không biên vào sử sách của Tàu
cũng vì lẽ ấy. Nếu không phải như vậy, thì sao đối với một khu vực vĩ đại
cách tỉnh Hà-nam của Trung-quốc là nơi Kinh-đô của các vị đế vương ngày
xưa, chỉ có 13.189 dặm, vả lại đất ấy liên ếp cùng nhau nằm trong bốn
biển, các nước đều đã giao thông, không phải sánh như nước ở hẻo lánh
xa xôi; mà từ kỷ-nguyên Giáp-thìn (2597 trước Tây lịch) đời Đế-Nghiêu đến
năm Nhâm-tuất (1802) niên hiệu Gia-khánh đời Thanh, trải qua 4164 năm
mà sách sử Trung-hoa không từng nói đến, mãi cho đến năm nước ta bắt
đầu sang cống hiến, thì tên Nông-nại (Gia-định, tục danh là Đồng-nai,
người Thanh gọi là Nông-nại) mới thấy bày rõ ở nơi sử-quán, ấy là một
điểm lớn mà sách xưa còn thuyết lược vậy.
Lại cử một tỷ lệ nữa mà nói: như phía bắc Trung-hoa có Mãn-châu,
Mông-cổ, phía tây có Tây-dương Thổ-lỗ [3a], phía đông có Lưu-cầu, Lữ-
tống, các nước ấy đất rộng lớn có đến hơn vạn dặm, đất nước nhỏ cũng
không dưới vài ngàn dặm, đều có nước phụ dung thuộc quốc la liệt như
sao đăng, đời sau sử sách luôn luôn bày tỏ trước tai mắt người, vậy đâu
nên vịn lấy cớ sách xưa không chép danh hiệu mà gác bỏ ra ngoài, chứ
không kể đến hay sao ? Như vậy là sự học vấn của bọn thư-sinh theo