mươi bảy, rồi hóa ra tám mươi mốt và sau cùng liên miên bất tuyệt. Không
một ai thấy cũng như biết rõ Trần Hùng đã biến bao nhiêu chiêu ,đổi bao
nhiêu thức, hóa bao nhiêu thế, giải bao nhiêu đòn. Họ chỉ thấy ánh sáng đỏ
rực bay lượn chập chờn, khít khao tợ tường đồng vách sắt bao phủ lấy thân
hình của y cùng với kình phong toát ra càng lúc càng mạnh làm bụi đất bốc
mờ mờ.
Tuy nhiên Bạch Long Kiếm quả xứng đáng làm kẻ đại diện cho môn phái
trong cuộc tranh tuyển danh vị minh chủ giang hồ. Đứng trước kiếm thuật
kỳ ảo và hiểm ác của đối phương y triển khai thuật xử kiếm độc bộ giang
hồ của sư môn ngang nhiên giao tranh cùng Trần Hùng.
Thanh kiếm trong tay của y biến thành tia sáng xanh biếc bay lượn chập
chờn trong không khí rồi từ từ biến thành bức tường ánh sáng trùm phủ lấy
thân thể khít khao dày đặt dù mưa gió cũng không lọt vào được. Từ trong
bức tường ánh sáng không ngớt xẹt ra những đóm sáng xanh biếc với hàn
quang lạnh ngắt bắn tới các huyệt đạo của đối thủ. Không một ai kể cả tông
chủ các môn phái với kiến thức vũ học và kinh nghiệm giao tranh có thể
đoán biết kết quả của cuộc đọ kiếm này. Đối thủ nào có nội lực thâm hậu
hơn, kinh nghiệm giao tranh dồi dào hơn và nhất là khôn ngoan hơn sẽ
thắng cuộc. Khôn ngoan ở chỗ không hoang phí nội lực, không rối loạn khi
bị tấn công, kiên nhẫn và bình tịnh để chờ đợi thời cơ thuận tiện hầu khám
phá ra sơ hở của đối phương để phản công.
Bất cứ công phu hay tuyệt kỹ nào dù nổi danh cách mấy cũng đều có sơ hở
về chiêu thức, đường lối hoặc lộ số. Sở dĩ người ta cho nó tuyệt mỹ hay
hoàn hão bởi vì đối thủ biến chiêu đổi thức hóa đòn một cách thần tốc và
phức tạp cho nên thường thường người ta không đủ nhãn lực và thời gian
để nhận ra chỗ sơ hở.
Dù chiêu thức có biến hóa cách mấy hai đối thủ cũng phải trở về chiêu thức
khởi đầu để tiếp tục thi triển lại lần nữa.Khổ luyện vũ thuật là một hành
động được tái diễn hay lập đi lập lại nhiều lần cho tới mức độ thuộc lòng
mà các vũ sĩ hay gọi là nhập tâm. Đó là một hành động phát xuất không suy
nghĩ hay nói cách khác là phản ứng bởi vì phản ứng là một hành động tự
nhiên không phát xuất từ ý nghĩ của con người.