GIẤC MƠ BỊ ĐÁNH CẮP - Trang 131

con: dù con người ẩn dật ấy là ai đi nữa, thì cũng không nghèo đâu. Số
lượng in các sáng tác của ông là khổng lồ, còn ông ta lại viết rất nhanh nữa.

— Mẹ đã đọc gì đó chưa? - Naxtia hỏi vẻ hi vọng.

— Mẹ có phải dân di tản đâu. Mà mẹ cũng không thích sách trinh

thám. Mẹ không hiểu ai đã khơi lên sở thích tồi như thế cho con.

— Nhưng nếu mẹ chưa đọc sách của ông ta, từ đâu mẹ biết là chúng

tồi? - Naxtia dường như phật ý thay cho nhà văn.

— Các nhận xét của những người mà mẹ tin, là đã đủ cho mẹ. Và sau

nữa, mẹ không khẳng định rằng chúng là tồi. Nhưng mẹ biết rằng, văn
chương đích thực được tạo nên qua nhiều năm tháng. Còn Brizac của con
nặn ra dăm tác phẩm bất tử của mình trong một năm, nếu không nói là
nhiều hơn.

— Mẹ này, mẹ nghĩ sao, - Naxtia trầm ngâm hỏi, - Brizac này có thể là

người Nga di tản không?

— Khả năng hiếm hoi. - bà Nadejda phản đối kiên quyết trong khi

thẫn thờ lật trang của một trong số tiểu thuyết mà con gái đã mua. - Ông ta
dùng tiếng Pháp như một người Pháp. Chỉ cần đọc vài ba đoạn để tự khẳng
định điều ấy. Vả lại. - bà nói thêm, khi đã lướt mắt qua một trang giở hú
hoạ, - ngôn ngữ của ông ta hay, sắc sảo, đối thoại sinh động, so sánh thú
vi... Có thể, thực sự ông không phải là một nhà văn kém. Nhưng ông là một
người Pháp đích thực, không thể nghi ngờ gì nữa.

o O o

Ngày hôm sau Naxtia cùng phái đoàn bay về Moskva. Trên máy bay

chị đọc “Bản xônát cái chết”, hi vọng tìm trong đó dù là một sự mách bảo
nào đó, dù một ẩn ý nhỏ nhất cho sự giải đoán về sự trùng hợp khó tưởng
tượng của hình vẽ trên bìa sách và hình vẽ do Cartasov làm theo lời của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.