Xây dựng tấm lưới an toàn cho phát triển
P
hát triển kinh tế đồng đều là mơ ước của mọi người. Có gì lý tưởng
bằng một tiến trình phát triển trong đó sự thịnh vượng được san sẻ rộng rãi
và công bằng cho mọi người. Không còn sự chênh lệch về giàu nghèo. Thu
nhập bình quân của một người dân ở một nước Tây Âu sẽ không hơn nhiều
thu nhập của một người dân tại một quốc gia Trung Phi. Thu nhập bình
quân của một người dân ở vùng nông thôn cũng không kém xa bao nhiêu
một lao động “cổ trắng” tại một đô thị sầm uất. Mọi người sẽ rất hạnh phúc.
Bất mãn, đố kỵ, căm thù... sẽ biến mất khỏi từ điển của nhân loại. Và nếu
không còn chúng, chiến tranh chắc hẳn cũng sẽ chấm dứt trên khắp hành
tinh xanh.
Tuy nhiên, phát triển đồng đều, cho đến nay, vẫn chỉ là một giấc mơ. Có
quá nhiều cưỡng chế trên thực tế đã ngăn cản việc biến giấc mơ này thành
hiện thực, những cưỡng chế từ thiên nhiên và từ chính con người. Tài
nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều. Đồng vốn nơi thừa, nơi sử
dụng kém hiệu quả không dễ dàng chuyển đến nơi thiếu, nơi sử dụng hiệu
quả hơn. Con người không có nhiều cơ hội được hưởng nền giáo dục chất
lượng cao như nhau, không có một chỉ số thông minh như nhau và một sự
may mắn như nhau. Nguồn nhân lực cũng không dễ dàng đi từ nơi kém
hiệu quả sang nơi có hiệu quả hơn. Công nghệ cũng không dễ dàng được
chuyển dịch từ các khu vực phát triển đến khu vực kém phát triển. Nói tóm
lại, chính những tắc nghẽn, và cả sự khan hiếm, do thiên nhiên và con
người tạo ra, đã trở thành những cưỡng chế khó vượt qua để thực hiện giấc
mơ về sự phát triển đồng đều, tuy về mặt lý thuyết, tăng trưởng đồng đều
(balanced growth) không phải là một “sứ mệnh bất khả thi”. Vì thế, cho
đến nay, sự thịnh vượng của thế giới phát triển ở phía Bắc hành tinh vẫn
chưa lan tỏa xuống phía Nam. Chênh lệch giàu nghèo Bắc Nam vẫn là một
thực tế lạnh lùng. Tại mỗi quốc gia, trên tiến trình phát triển của mình, các
chính phủ dù có ít nhiều nỗ lực, vẫn không thể rút ngắn khoảng cách giàu