GIẤC MƠ HÓA RỒNG - Trang 171

Perrette sẽ không thực hiện được giấc mơ làm giàu trong mơ của mình nếu
cô chỉ nghĩ đến việc mua trứng để ăn thay vì để ấp ra một bầy gà xinh đẹp.

Khi phân tích chỉ số P/E của các doanh nghiệp Nhật Bản vào thập niên

1980, kinh tế gia người Mỹ Lester Thurow ngạc nhiên khi nhận thấy rằng
giá cổ phiếu (P) của doanh nghiệp Nhật rất cao trong khi mức cổ tức lại rất
thấp, gần như bằng không. Ông gọi nghịch lý này là một “vạn lý trường
thành” của nền kinh tế Nhật và nhận ra rằng nó được dựng lên nhằm ngăn
chặn sự xâm nhập vào doanh nghiệp Nhật của đồng vốn Tây phương luôn
có xu hướng chạy vào nơi lãi suất cao. Nhưng ông lại thấy rằng đây là một
ưu điểm đặc biệt. Các doanh nghiệp Nhật đã sử dụng gần như toàn bộ lợi
nhuận của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm làm tăng năng lực cạnh tranh
toàn cầu của họ và thực hiện một chính sách chinh phục thị trường đáng sợ.
Nền văn hóa tối đa hóa thị phần của doanh nghiệp Nhật đã có thời kỳ vượt
trội nền văn hóa tối đa hóa lợi nhuận của Mỹ và Tây phương. Kinh nghiệm
của doanh nghiệp Nhật có thể là một bài học đáng suy nghĩ cho những
doanh nghiệp Việt Nam trước cửa biển hội nhập, khi chuẩn bị tham gia
cuộc đánh bắt lớn trên một đại dương đầy sóng dữ của cạnh tranh.

Năm 2009

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.