NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG
NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ
TRƯỜNG
Trợ giá gạo:
Một vấn đề chiến lược
T
rợ giá gạo cho nông dân là biện pháp không thể thiếu trong toàn bộ
chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp của một nước, dù đó là nước đã
công nghiệp hóa hay còn đang phát triển. Các chính sách trợ giá nông phẩm
đôi khi có thể được đẩy mạnh tới mức gây ra cuộc “chiến tranh” trợ giá
giữa các nước, như đã nhiều lần xảy ra giữa Tây Âu và Mỹ, giữa Mỹ và
Nhật Bản. Chính phủ Nhật cho tới nay vẫn tiếp tục chính sách trợ giá gạo
đối với nông dân dù điều đó khiến người Nhật phải ăn gạo do chính họ sản
xuất với giá đắt nhất thế giới. Mục tiêu của họ rất rõ: không để bao tử
người Nhật phụ thuộc vào gạo Mỹ.
Đối với Việt Nam, những thành quả nông nghiệp đạt được trong những
năm gần đây cho phép chúng ta khẳng định một điều: tiềm năng sản xuất
gạo của Việt Nam là rất lớn và chúng ta có đầy đủ điều kiện vượt qua
ngưỡng cửa tự túc về lương thực để chen chân vào hàng ngũ các nước xuất
khẩu gạo, tất nhiên, với một chút điều chỉnh trong chiến lược phát triển
nông nghiệp. Lâu nay, mối quan tâm của chúng ta thường đặt nặng vào
phần cứng của nông nghiệp có liên quan đến sản xuất như xây dựng hệ
thống thủy lợi, tưới tiêu nội đồng, hệ thống xay xát và tồn trữ lúa gạo, thực
hiện chương trình cơ khí hóa nông nghiệp mà xem nhẹ phần mềm bao gồm
các phương sách giải quyết vấn đề giá cả, tiếp thị nông phẩm, thuế và tín
dụng nông nghiệp. Thực tế cho thấy, chính các vấn đề thuộc phần mềm mới