Cũng bị ảnh hưởng bởi một quy luật tương tự, trên thị trường quốc tế,
giá gạo thường xuyên chịu tác động của những thăng trầm mùa vụ, của tình
hình cung cầu và điều này thường gây điêu đứng cho nhà xuất khẩu. Thiếu
sự hỗ trợ của Nhà nước, các nhà xuất khẩu gạo khó lòng đứng vững. Thời
gian qua, họ đã tồn tại nhờ cơ chế tự cân đối xuất nhập, dùng lãi nhập khẩu
bù lỗ xuất khẩu. Cơ chế đó sẽ không còn hữu dụng, nếu lợi nhuận từ nhập
khẩu giảm dần. Vả lại, trợ giá gạo xuất khẩu là vấn đề cần được giải quyết
ở tầm vĩ mô, với mục tiêu là quyền lợi kinh tế chung của đất nước. Việc
này không thể và không nên thực hiện ở tầm vi mô, dựa trên cơ chế tự cân
đối cũ, trong đó lợi ích kinh doanh thường lấn át quyền lợi kinh tế chung.
Điều dễ thấy là nếu nhà xuất khẩu gạo “tự trợ giá” cho chính mình, họ chỉ
có thể làm được điều đó bằng hai cách, một là bán hàng nhập khẩu với giá
cao, hai là ép giá gạo của nông dân xuống thấp. Như vậy nếu không có một
chính sách trợ giá gạo vì lợi ích kinh tế chung, quyền lợi của nhà xuất khẩu
Việt Nam và nông dân Việt Nam trở nên đối kháng lẫn nhau, và người
hưởng lợi cuối cùng vẫn là thương nhân nước ngoài, họ được mua gạo của
nông dân Việt Nam với giá rẻ và bán lại vật tư, thiết bị nông nghiệp với giá
cao.
Nếu có một chính sách đồng bộ, chúng ta có thể giải quyết vấn đề trợ giá
gạo bằng hai biện pháp bổ sung cho nhau: trợ giá thu mua gạo của nông
dân trên thị trường nội địa và trợ giá cho các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam
trên thị trường quốc tế. Trợ giá gạo cho tiêu thụ nội địa là một chính sách
ảnh hưởng trực tiếp đến nông dân, theo đó Nhà nước ấn định một mức giá
thu mua gạo hợp lý được áp dụng nghiêm chỉnh bởi hệ thống thu mua gạo
của Nhà nước. Mức giá này không phải là một mức cố định, nó có thể được
điều chỉnh tùy tình hình, nhưng luôn luôn được tính toán căn cứ trên
nguyên tắc đảm bảo cho người nông dân thu hồi đủ chi phí sản xuất và có
một mức tích lũy nhất định. Việc trợ giá gạo thật ra không mang tính bao
cấp. Nó chỉ thể hiện thái độ sòng phẳng đối với người nông dân, không ép
giá họ mỗi khi trúng mùa và có hiện tượng thặng dư gạo. Như vậy, giá gạo
thu mua của Nhà nước có thể có lúc cao hơn giá thị trường và điều này sẽ