thị, khoản chi về ăn uống, thuốc hút của họ lên đến 65% và đặc biệt chi
mua sắm thiết bị, đồ dùng gần tương đương người thành thị (82,8%). Trong
khi người thành thị chỉ dành 11% chi tiêu cho thiết bị, đồ dùng, nông dân
phải dành đến 15%. Khi giải trình trước Quốc Hội, Thống đốc Ngân Hàng
Nhà nước Việt Nam cũng thừa nhận là tại một số địa phương đã xảy ra tình
trạng người nông dân vay tiền ngân hàng phải chịu các chi phí ngoài lãi
suất, và điều đó khiến chi phí phải trả cho tiền vay của nông dân cao hơn
những doanh nghiệp tại thành thị.
Trong khi khoảng cách giàu nghèo thành thị - nông thôn tăng dần theo đà
tăng trưởng kinh tế, quá trình phát triển công nghiệp hóa tại các nước nông
nghiệp còn để lại một số vấn đề bức bách cho nông dân và khu vực nông
thôn. Một báo cáo của Hội thảo châu Âu về Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn tại Trung Quốc (ECARDC) tháng 1/2000 thừa nhận rằng phát
triển kinh tế tại Trung Quốc đã làm phát sinh các vấn đề tại nông thôn như:
sản xuất quá mức, biến động về giá cả nông phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến thu nhập của nông dân, thất nghiệp gia tăng tại nông thôn, tình trạng
nghèo túng của một số vùng nông thôn, tình trạng ô nhiễm môi trường, đất
đai bị sói mòn và hoang hóa, tình trạng thiếu vắng hệ thống an sinh và phúc
lợi xã hội tại nông thôn.
Phải chăng sự cách biệt giàu nghèo và những vấn đề xã hội, kinh tế môi
trường tại nông thôn là tất yếu của phát triển kinh tế, là cái giá phải trả cho
tăng trưởng và là động lực cần thiết để thúc đẩy dòng người lao động từ
nông thôn chảy về thành thị, cung ứng nguồn nhân lực thiết yếu cho phát
triển công nghiệp đất nước? Lý thuyết kinh tế khẳng định rằng, phát triển
kinh tế đòi hỏi sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang công nghiệp và
thương mại, dịch vụ, tỷ trọng giá trị sản lượng nông nghiệp trong tổng sản
lượng quốc gia phải ngày càng ít đi và đương nhiên số lượng lao động
trong nông nghiệp cũng phải ngày càng ít đi. Nguyên Thủ tướng Thái Lan
Chuan Leekpai cho rằng nếu số nông dân Thái được giảm xuống chỉ còn 5
hoặc 6% dân số, khoảng cách giàu nghèo giữa khu vực thành thị và nông
thôn sẽ không còn nữa. Tại Việt Nam, từ năm 1996 đến năm 2000, theo báo