GIẤC MƠ HÓA RỒNG - Trang 197

tháng, còn làm vườn thì phải mất đến vài năm. Trong thời kỳ bao cấp, giá
nông phẩm được ấn định dưới mức giá thành để đảm bảo lao động công
nghiệp có gạo ăn với mức giá thấp: nông nghiệp phải hy sinh để phục vụ
cho phát triển công nghiệp. Cơ chế thị trường ngày nay cũng không kém
khắc nghiệt: trúng mùa thì giá rớt, thóc lúa đầy bồ nhưng vẫn không đủ tiền
để đóng thuế và trả nợ. Rồi đến những cơn sóng lạnh lùng của thị trường
quốc tế. Khi cà phê rớt giá, chủ vườn cà phê thà bỏ mặc trái cà phê chín rục
trên cây còn hơn thuê người hái vì tiền công thuê hái còn cao hơn cả giá
bán cà phê. Do chu kỳ sản xuất dài, nhà nông không thể xoay sở nhanh để
tồn tại trước cơn biến động thị trường. Khi họ phải chặt mía, chặt cà phê,
họ chấp nhận một tình trạng phá sản trước mắt để đơn độc dấn thân vào
một canh bạc mới với những rủi ro như cũ: những cây trái, hoa màu, ao cá
mà họ quyết định vay nợ để đầu tư sản xuất thay thế cho cà phê, hạt tiêu,
hạt điều, cây mía… ngày hôm nay chưa chắc sẽ mang lại cho họ một kết
quả ổn định ngày mai. Nhưng họ đã không có chọn lựa nào khác, để rồi sau
đó có khi phải hối tiếc nhiều lần khi giá cà phê, giá mía, giá hạt tiêu, hạt
điều lại bất ngờ lên trở lại.

Nông phẩm là loại hàng hóa dễ hư hỏng. Thống kê tại nhiều nước nông

nghiệp cho thấy, số lượng hoa màu bị sâu bọ, thú vật ăn hại và bị hư hỏng
trong quá trình tồn trữ, vận chuyển đã chiếm trên 20% sản lượng. Miếng
bánh không những nhỏ, lại còn dễ bị thiu thối, khiến nông dân đã nghèo lại
càng nghèo thêm.

Trong một bài viết về đề tài giúp đỡ người nghèo trên thế giới đăng trên

tạp chí Harvard Business Review tháng 9/2002, tác giả C. K. Prahalad và
Allen Hammond đã đề cập tới điều mà họ gọi là “nền kinh tế chi phí cao”
của những người nghèo. Với những số liệu thống kê cụ thể lấy được tại
thành phố Mumbai ở Ấn Độ, họ đã chứng minh rằng người nghèo phải trả
chi phí cao hơn người giàu về lãi suất vay ngân hàng, nước sạch để uống,
tiền điện thoại, chi phí chữa bệnh và cả giá gạo. Số liệu của Niên Giám
Thống Kê thành phố Hồ Chí Minh năm 2001 cũng cho thấy, trong khi chi
tiêu của người nông dân ngoại thành chỉ bằng 60% chi tiêu của người thành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.