Nợ công và hiệu quả đầu tư công
M
ột trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu trong kế hoạch tái cấu
trúc nền kinh tế quốc dân của nước ta chính là thực hiện tối ưu việc sung
dụng các nguồn lực chủ yếu, bao gồm nguồn nhân lực, đồng vốn, công
nghệ, tài nguyên thiên nhiên… huy động được từ trong nước lẫn ngoài
nước. Ai cũng có thể thấy rằng, trong điều kiện các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, đặc biệt là nguồn năng lượng hóa thạch, đang ngày càng trở nên
hiếm hoi, cạn kiệt, mỗi quốc gia trên hành tinh xanh muốn trở nên giàu
mạnh hơn cần có chiến lược đúng đắn sử dụng các nguồn lực hợp lý hơn,
tiết kiệm hơn và trên hết, hiệu quả hơn. Hiệu quả hơn có nghĩa là vừa phải
tiết kiệm nguồn lực, vừa đạt được kết quả năng suất tối ưu, chất lượng tốt
nhất. Tiết kiệm nguồn lực không những mang ý nghĩa là sử dụng chúng dè
sẻn cả về số lượng và không lãng phí thời gian mà còn phải bảo vệ, tái tạo
được chúng trong một môi trường sống tốt hơn cho một tương lai lâu dài.
Đây không chỉ là quyền lợi mà còn là trách nhiệm của mỗi quốc gia với
cộng đồng dân tộc của chính mình và đối với nhân loại. Đặc biệt, đồng vốn
mà mỗi quốc gia huy động để phát triển lực lượng sản xuất kinh doanh
trong nước và tăng trưởng kinh tế dù là đồng tiền được thu từ thuế, vay từ
trong nước hay nước ngoài cũng rất cần được sử dụng đúng đắn, không
lãng phí, có hiệu quả cao và bảo toàn được nguồn vốn vì về bản chất, đó
cũng là những đồng tiền đã và sẽ phải tiết kiệm của người dân.
Như vậy, trong bối cảnh chúng ta đang tích cực thực hiện kế hoạch tái
cấu trúc nền kinh tế quốc dân, vấn đề nợ công - nguồn vốn được huy động
cho đầu tư công - cần được đặt ra và giải quyết sáng suốt và thỏa đáng, vì
tương lai phát triển của nền kinh tế quốc dân và của đất nước. Phân tích
tình hình ngân sách của Việt Nam trong nhiều năm, chúng ta có thể thấy
rằng Việt Nam đã và đang bền bỉ theo đuổi chính sách khiếm hụt ngân sách
với mục tiêu được cho là nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phải thừa
nhận rằng trong thập niên cuối thế kỷ XX, khiếm hụt ngân sách nhà nước