và con đẻ của nó là đầu tư công đã có một vai trò rất quyết định trong việc
góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bên cạnh sự đóng góp lớn lao của
khu vực kinh tế tư doanh đang trên đà phát triển nhờ quốc sách Đổi mới và
Mở cửa. Thế giới bắt đầu nói đến sự xuất hiện của một con hổ mới ở Đông
Nam Á. Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, khiếm hụt ngân sách tiếp tục
diễn ra thường xuyên và có xu hướng ngày càng gia tăng. Từ năm 2009 đến
năm 2011, theo ước tính của IMF (Ngân hàng phát triển châu Á) và ADB
(Quỹ tiền tệ quốc tế), khiếm hụt ngân sách của Việt Nam nằm trong khoảng
6-8% GDP. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mặc dù khiếm hụt ngân sách
gia tăng và đầu tư công vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng đầu tư toàn xã hội
(39%), tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chậm dần và những bất ổn vĩ mô trở
nên nghiêm trọng: lạm phát tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp tăng và khiếm hụt
cán cân thương mại kéo dài. Điều này là lý do chính khiến nhiều nhà phân
tích kinh tế vội vã nhận định rằng Việt Nam đang chạy theo mục tiêu tăng
trưởng kinh tế mà quên đi các mục tiêu ổn định vĩ mô. Thật ra, xét cho
cùng, chính sách khiếm hụt ngân sách cùng với chiến lược phân bố các
nguồn lực quốc gia chủ yếu trong thời gian qua đều hướng đến việc tăng
trưởng quy mô của khu vực kinh tế nhà nước và cuối cùng chính sự kém
hiệu quả của khu vực này đã làm giảm tốc độ tăng trưởng và năng lực cạnh
tranh của toàn nền kinh tế quốc dân, đồng thời gây ra những bất ổn vĩ mô.
Tình trạng khiếm hụt ngân sách kéo dài trong nhiều năm đã kéo theo sự
gia tăng mạnh mẽ của nợ công. Tổng nợ công của Việt Nam tăng từ 40%
GDP vào cuối năm 2007 lên đến 58,7% GDP vào thời điểm cuối năm 2011,
trong đó nợ công đối với nước ngoài chiếm 41,1% GDP. Thật ra, tỷ lệ nợ
công hiện nay của Việt Nam (58,7% GDP) không phải đến mức đáng báo
động, xét về cả số tuyệt đối lẫn tương đối. Quốc hội vừa rồi cũng đã thông
qua dự luật cho phép Chính phủ nâng hạn mức tỷ lệ nợ công trên GDP còn
cao hơn (65% GDP). Tuy nhiên, điều đáng quan ngại chính là ở chỗ hiệu
quả của đầu tư công, đầu ra của các khoản nợ công, đã giảm thấp một cách
khó tưởng tượng so với khu vực kinh tế dân doanh và khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài. Theo báo cáo về năng lực cạnh tranh Việt Nam của Viện