đại tốn kém hơn nhiều lần so với đầu tư tư doanh chưa kể các ưu đãi khác
từ Nhà nước như được hưởng chính sách bảo hộ, chiếm vị trí độc quyền sản
xuất kinh doanh trong lĩnh vực hoạt động, được thỏa mãn đầy đủ nhu cầu
nguồn vốn đầu tư với chi phí thấp hơn... Không thể phủ nhận rằng các
doanh nghiệp nhà nước đã có những đóng góp nhất định trong quá trình
công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong những
năm đầu của thời kỳ Đổi mới. Tuy nhiên, do mở rộng quá nhanh không
kiểm soát được về quy mô hoạt động, đầu tư dàn trải tràn lan trong mọi
ngành nghề, nhất là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và bất động sản,
cùng với tình trạng tiêu cực và tham nhũng trong quản lý điều hành và việc
thiếu một cơ chế giám sát chặt chẽ, minh bạch đã khiến cho hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp nhà nước ngày càng giảm sút, nguồn vốn đầu tư
lớn đã bỏ ra không thu hồi được, khiến cho gánh nặng nợ công trong và
ngoài nước ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Hơn nữa, sự kém hiệu quả
này không chỉ ảnh hưởng đối với chất lượng tăng trưởng của khu vực kinh
tế nhà nước mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực dân doanh, nạn nhân
của môi trường cạnh tranh thiếu bình đẳng, đồng thời là một trong những
nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát và sụt giảm công ăn việc làm trong
nền kinh tế.
Đã đến lúc cần phải có một quốc sách phân bố nguồn lực quốc gia năng
động và hiệu quả, trong đó có kế hoạch cắt giảm đầu tư công nhằm làm
giảm nợ công, từ đó làm giảm áp lực khiếm hụt ngân sách, đồng thời đẩy
nhanh chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm cải thiện
sớm hiệu quả của đầu tư công.
Nhiều phân tích cho thấy chỉ cần giảm 1/3 đầu tư công từ ngân sách nhà
nước, chúng ta đã có thể đạt được đến mức cân đối ngân sách. Điều này có
nghĩa là, nếu chỉ tập trung đầu tư công cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của
nền kinh tế, giảm bớt đầu tư công cho các doanh nghiệp nhà nước, tập
trung các nguồn lực quốc gia cho các khu vực kinh tế có hiệu quả cao là
khu vực dân doanh và khu vực đầu tư nước ngoài, chúng ta có thể đạt một
công đôi ba việc: tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tăng, chất lượng tăng trưởng